Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Những hình ảnh tuyệt đẹp về cực quang bão mặt trời trên khắp thế giới


Cảnh tượng cực quang hiếm gặp trên bầu trời nhiều quốc gia do ảnh hưởng của cơn bão mặt trời.

Cực quang trên bầu trời New Zealand ngày 10/5/2024. Ảnh: Dr. Andrew Dickson

Vào đêm 10/5, rạng sáng 11/5, Trái Đất đã đón một cơn bão từ (bão địa từ, bão mặt trời) mạnh nhất trong 20 năm qua.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cơn bão địa từ đạt trên cấp G4 theo thang 5 cấp do Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ đặt ra để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thời tiết không gian.

Boong tàu HMS Prince of Wales dưới ánh sáng cực quang phía bắc ngoài khơi Na Uy. Ảnh: LPhot Belinda Alker/PA.

Theo thang đo trên, ở mức G5, các cơn bão địa từ có thể khiến lưới điện gặp sự cố quy mô lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vệ tinh và hệ thống liên lạc vô tuyến.

Ảnh hưởng của trận bão đã tạo ra “các màn trình diễn cực quang ngoạn mục” trên Trái đất kể từ tối ngày Thứ Sáu (10/5) cho đến hết Chủ nhật (12/5). Tại các khu vực tại Bắc Mỹ cũng như các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Nga, Đan Mạch… đều đã xuất hiện cực quang, tạo nên cảnh tượng như chưa từng có trên bầu trời.

Ở Mexicali, một thành phố sa mạc ở biên giới phía bắc của Mexico, các dải màu hồng và tím đã chiếu sáng bầu trời đêm 11/5/2024. Ảnh: Reuters

Cực quang trên bầu trời thủ đô Helsinki (Phần Lan) vào đêm 10/5, rạng sáng 11/5. Ảnh: Thủy Phạm

Cực quang được nhìn thấy ở Liverpool, Anh.

Ngọn hải đăng St Mary ở Vịnh Whitley là nơi lý tưởng để ngắm cực quang tại Anh.

Cực quang tại khu vực Kent, Anh.

Khung cảnh mê hoặc được người dân tại Alabama, Hoa Kỳ.

Bầu trời chuyển xanh ma mị do hiện tượng cực quang gần Sieversdorf, Đức.

Cực quang trên bầu trời quận Oder-Spree thuộc bang Brandenburg, Đức.

Cực quang xuất hiện với một màu rực đỏ trên núi lửa Villarrica, ở Pucon, Chile vào ngày 10/5/2024.

Cực quang tuyệt đẹp trên bầu trời đêm ở Eugene, Oregon, Mỹ. (T/H, P/T)