Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sắp xuất hiện


Nguyệt thực một phần dự kiến kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ, được cho là dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày 19/11.

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sắp xuất hiện

Người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra vào ngày 19/11, dài nhất thế kỷ. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, nguyệt thực lần này sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút 23 giây, dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần năm 2018.

Người yêu thiên văn ở nhiều nơi thuộc châu Mỹ, Úc, châu Âu, châu Á đều có thể quan sát được hiện tượng. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, nguyệt thực bắt đầu diễn ra vào lúc 14h19 giờ Mỹ, đạt cực đại khoảng 16h (tức khoảng 15h cùng ngày, giờ Việt Nam, 11h giờ Úc -AEST) và kết thúc vào 17h47 ngày 19/11.

Ở thời điểm nguyệt thực cực đại, mặt trăng sẽ bị che phủ 97%, có thể chuyển sang màu đỏ đậm. Trăng tròn tháng 11 còn được gọi là Mặt Trăng hải ly, vì những con hải ly đang chuẩn bị cho mùa đông. Do đó, sự kiện nguyệt thực lần này còn được gọi là nguyệt thực Beaver Moon.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng. Nguyệt thực một phần xuất hiện, Trái Đất sẽ che một phần ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.

Hiện tượng nguyệt thực lần này là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

Đây là nguyệt thực thứ hai trong năm. Sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần vào năm 2022, vào tháng 5 và tháng 11. Sẽ có nhật thực toàn phần vào tháng 12 nhưng chỉ những người ở Nam Cực mới có thể nhìn thấy.

Trước đó, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Leonid dự kiến đạt cực điểm vào đêm ngày 16 và 17 tháng 11. Đây là một trận mưa sao băng trung bình với tần suất 15 sao băng một giờ tại thời gian cực đỉnh.

Để chiêm ngưỡng bạn hãy chọn một nơi ít ánh đèn, an toàn để có thể ngồi quan sát. Hãy tìm chòm sao Leonid ở phía Đông. Mưa sao băng hoàn toàn có thể ngắm bằng mắt thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng kính thiên văn nếu có điều kiện thì việc quan sát sẽ được tốt hơn. (T/H, IFN)