Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Ngủ bù có hại cho sức khỏe hay không?

Ngủ là một hoạt động sinh lý tự nhiên không thể thiếu đối với con người. Giấc ngủ giúp não bộ khôi phục trạng thái tốt nhất, cho phép cơ thể tự điều chỉnh và sửa chữa các bất thường xuất hiện bên trong. Tuy nhiên, có một số người thường ngủ thiếu giấc, họ chọn ngủ bù vào ngày hôm sau; có người dù đã ngủ 7 – 8 tiếng nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ tiếp… Câu hỏi là, ngủ quá nhiều có gây hại cho cơ thể hay không?

Ngủ tiếp sau khi thức dậy vào buổi sáng không phải là vấn đề lớn

Dù ngủ đúng giờ và đủ giấc, nhưng nhu cầu thể chất của một số người về giấc ngủ vẫn chưa được đáp ứng, nên trạng thái tinh thần của họ sau khi ngủ dậy không được tốt. 

Vì lý do này, họ thường tiếp tục ngủ thêm từ 1 – 1.5 tiếng để khôi phục tinh thần và giúp cơ thể vật chất lấy lại cảm giác khỏe khoắn.

Ngoài ra, ngủ bù cho phép những người bị thiếu ngủ bổ sung thêm thời gian ngủ (các chuyên gia khuyến nghị một người bình thường nên ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày). 

Ngủ bù cũng có thể giúp mọi người điều chỉnh trạng thái của mình. Khi một người rơi vào trạng thái mệt mỏi, đồng hồ sinh học trong não bộ sẽ tự động kích hoạt khiến cơ thể cảm thấy buồn ngủ. 

Lúc này, một giấc ngủ ngắn đúng cách trong một thời gian sẽ giúp họ tỉnh táo hơn, hiệu quả công việc cũng được nâng cao rõ rệt.

Những nguy cơ của việc ngủ muộn cần được chú ý nhiều hơn

Tuy nhiên, một số người lại ngủ quá nhiều bất kể họ đã ngủ đủ giấc hoặc không hề thiếu thời gian nghỉ ngơi. Những người như vậy nên chú ý một thực tế rằng, sự hồi phục “cưỡng ép” và thiếu khoa học có thể rất có hại cho cơ thể. 

Các mối nguy chủ yếu có ba biểu hiện sau:

1. Mất trí nhớ, tổn thương tim và phổi

Những người ngủ đủ giấc cũng có các trải nghiệm tương tự, đôi khi họ vẫn cảm thấy muốn ngủ tiếp dù đã nghỉ ngơi đầy đủ sau một đêm; sau khi tỉnh dậy, họ cảm thấy đầu óc choáng váng, không thể làm việc, học tập và bị chóng mặt. Bộ não có xu hướng trở nên lười biếng, ì ạch và thiếu phản ứng đối với mọi thứ. 

Ngoài ra, nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và sau đó ngủ tiếp, các cơ quan như tim và phổi sẽ bị đè nén, từ đó dễ bị tổn thương.

2. Rối loạn đồng hồ sinh học, rối loạn nội tiết

Trong trường hợp bình thường, những người quen thức khuya và làm đêm trong khi ngủ ngày trong thời gian dài sẽ trực tiếp làm xáo trộn đồng hồ sinh học của chính họ. 

Trong đó, bị ảnh hưởng nhiều nhất là quá trình tiết hormone trong cơ thể. Nếu các quy luật sinh học bị rối loạn sẽ gây ra những bất thường đối với quá trình bài tiết các hormone, các hoạt động sinh lý và sự tự điều chỉnh của các cơ quan nội tạng cũng rất dễ bị ảnh hưởng.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa

Trong nhiều trường hợp, việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Những người này thường ăn sáng chiếu lệ hoặc bỏ bữa chỉ vì dành thời gian cho việc ngủ bù.

Vì lý do trên, nhịn ăn trong thời gian dài sẽ gây ra các cơn co thắt đường tiêu hóa. Theo thời gian, một số bệnh mãn tính về đường tiêu hóa bắt đầu xuất hiện.

Lập kế hoạch thời gian để ngủ bù

Đối với những người thường xuyên ngủ thiếu giấc, họ cần thiết phải ngủ bù, nếu có thời gian, họ nên cố gắng quay trở lại giường để nghỉ ngơi. Nhịp sinh học của cơ thể tự động thích nghi dần với điều kiện làm việc của chính họ, do đó, nhìn chung sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Ngược lại, những người ít ngủ và thời gian sinh hoạt bị xáo trộn nghiêm trọng, họ cần nghiêm túc học cách lập kế hoạch thời gian để ngủ bù một cách hợp lý và khoa học.

Để việc ngủ bù không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giúp cơ thể đạt được trạng thái tốt nhất; trước hết, thời gian ngủ bù không nên quá lâu. Bản thân những người có thời gian ngủ nhiều thường cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy vì “quán tính của giấc ngủ”. 

Đây thực chất là một hiện tượng sinh lý bình thường, thường biểu hiện trong vòng 20 phút sau khi họ vừa ngủ dậy. Vì vậy, kiểm soát giấc ngủ trong vòng 20 – 30 phút và không nên kéo dài quá lâu điều thích hợp nhất.

Thứ hai, dậy đúng giờ. Các hoạt động thường xuyên trong thời gian dài có thể khiến cơ thể ghi nhớ bản năng dậy. Theo thời gian, thói quen trở thành tự nhiên, và mọi người sẽ không bị cơn buồn ngủ làm phiền trở lại.

Cuối cùng, ghi nhớ quy tắc: “3 lần một phút” để thoát khỏi cơn buồn ngủ. 

Đầu tiên, nằm trên giường và mở mắt trong một phút, sau đó, ngồi trên giường trong một phút, sau đó đứng lên trong một phút. Bằng cách này, hầu hết mọi người sẽ có thể thoát khỏi cơn buồn ngủ và không cảm thấy uể oải khi tỉnh lại. (NTD)