Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nghiên cứu đầu tiên lý giải tại sao một số người không mắc COVID-19


Một nghiên cứu tiên phong đã giúp giải thích tại sao một số người không mắc COVID-19. Nghiên cứu này cho thấy những người có phản ứng miễn dịch nhanh hơn hoặc tinh tế hơn, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với virus SARS-CoV-2 qua đường mũi (đường mũi), thì cũng không bị nhiễm bệnh.

Ngay cả khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 sâu bên trong khoang mũi, những người có phản ứng miễn dịch nhanh hoặc tinh tế hơn cũng vẫn không bị nhiễm bệnh. Hình Shutterstock

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lý do tại sao một số người vẫn không bị nhiễm virus COVID-19 – ngay cả sau khi khoang mũi của họ tiếp xúc trực tiếp với virus.

Theo một nghiên cứu gần đây, những người này có phản ứng miễn dịch nhanh hơn và tinh tế hơn so với những người có triệu chứng COVID-19.

“Những phát hiện này cung cấp thông tin mới về các sự kiện ban đầu quan trọng, cho phép virus hoặc bám trụ hoặc nhanh chóng bị loại bỏ trước khi các triệu chứng phát triển,” Tiến sĩ Marko Nikolić, tác giả chính của nghiên cứu và bác sĩ tư vấn danh dự về hô hấp tại Đại học College London, cho biết trong thông cáo báo chí.

Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Nature, là loại Nghiên cứu Thử thách, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Anh và Hà Lan. Đây là nghiên cứu đầu tiên, trong đó những người tham gia được cố tình cho tiếp xúc với SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 16 người trẻ, khỏe mạnh dưới 30 tuổi để tham gia nghiên cứu. Không có ai mắc bệnh nền và không có ai từng bị nhiễm COVID-19 hoặc được tiêm phòng trước đó.

Trước khi nghiên cứu nhận được đánh giá ngang hàng, bản thảo của nó đã được công bố trực tuyến vào tháng 4 năm 2023.

Nghiên cứu đầu tiên lý giải tại sao một số người không mắc COVID-19.

3 dạng đáp ứng miễn dịch khác nhau

16 cá nhân có các phản ứng khác nhau sau khi tiếp xúc với virus, họ được gom lại theo từng nhóm tương ứng.

Nhóm đầu tiên gồm sáu người, có biểu hiện triệu chứng. Các tác giả nghiên cứu đã phân loại họ là bị Nhiễm trùng kéo dài.

Những người trong nhóm thứ hai, không có triệu chứng nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với COVID-19. Những người này được phân loại là bị nhiễm trùng thoáng qua.

Những người thuộc nhóm thứ ba, không có triệu chứng và liên tục có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19. Các tác giả xác nhận rằng những thành viên này đã bị nhiễm virus, nhưng tình trạng này đã qua nhanh đến mức được gọi là “bị hủy bỏ”.

Một người đàn ông khỏe mạnh đã được tiêm phòng đứng trong tư thế quyền lực được bao quanh bởi luồng khí bảo vệ anh ta khỏi virus và vi trùng.

Theo các tác giả, nhóm thứ hai và thứ ba, những người mắc COVID-19 không có triệu chứng, có phản ứng miễn dịch nhanh hoặc tinh tế hơn.

Vào Ngày thứ nhất, các tác giả đã phát hiện thấy có các tế bào miễn dịch di chuyển đến khoang mũi—vị trí bị nhiễm —ở cả hai nhóm không có triệu chứng.

Tuy nhiên, ở những người có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, có ít loại tế bào miễn dịch hơn, trong khi đó, nhóm dương tính với COVID-19 có tất cả các loại tế bào miễn dịch xuất hiện.

Phản ứng miễn dịch ở những người có triệu chứng – thuộc nhóm bị nhiễm COVID-19 kéo dài – diễn ra chậm và toàn diện hơn. Họ có tất cả các loại tế bào miễn dịch di chuyển tới mũi vào Ngày thứ 5 thay vì Ngày thứ nhất.

Yếu tố di truyền

Các tác giả viết: Những cá nhân có biểu hiện của các gen đặc hiệu mạnh hơn, chẳng hạn như gen HLA-DQA2, “có khả năng ngăn ngừa tốt hơn sự khởi phát của tình trạng nhiễm virus kéo dài”.

Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng việc gen HLA-DQA2 hoạt động mạnh hơn trong máu có liên quan đến tiến triển nhẹ hơn của bệnh COVID-19.

HLA-DQA2 là một trong nhiều gen kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA). Các gen HLA tạo ra các protein trình diện trên bề mặt màng tế bào. Khi mầm bệnh lây nhiễm vào tế bào, các protein HLA sẽ báo hiệu cho các tế bào miễn dịch rằng chúng đã bị nhiễm bệnh.

Các tác giả cho biết, dữ liệu của họ xác nhận rằng hoạt động của HLA-DQA2 chống lại việc virus SARS-CoV-2 nhân lên bên trong các tế bào bị nhiễm.

Phản ứng miễn dịch toàn thân xảy ra ở những người có biểu hiện triệu chứng

Chỉ những người mắc COVID-19 có triệu chứng mới biểu hiện phản ứng interferon toàn thân. Interferon, là chất truyền tin của hệ miễn dịch, nó chỉ đạo làm giảm hay gia tăng các hoạt động viêm và miễn dịch.

Các tác giả rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng interferon trong máu bị kích hoạt trước interferon ở vị trí nhiễm virus. Hoạt động của interferon trong máu đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3; trong khi đó hoạt động của interferon tại vị trí nhiễm trùng—khoang mũi—không được phát hiện cho đến tận ngày thứ 5.

Trong thông cáo báo chí, các tác giả cho biết, phản ứng miễn dịch chậm chạp ở mũi có thể đã cho phép tình trạng nhiễm trùng nhanh chóng hình thành tại đây.

Những người không có triệu chứng thì không có phản ứng interferon toàn thân và hiếm khi có tế bào bị nhiễm bệnh.

Các tác giả viết rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi “các tế bào bị nhiễm bệnh hầu như chỉ được tìm thấy” trong khoang mũi của những người có triệu chứng. Các tế bào niêm mạc lót khoang mũi của người tham gia nghiên cứu bắt đầu sản sinh ra virus SARS-CoV-2, góp phần làm tăng tải lượng virus.

Tiến sĩ Nikolić cho biết: “Bây giờ, chúng tôi đã hiểu rõ hơn nhiều về toàn bộ các phản ứng miễn dịch, điều này tạo cơ sở cho việc phát triển các phương pháp điều trị và vaccine tiềm năng, mô phỏng theo các phản ứng bảo vệ tự nhiên này”. (T/H, NTD)