Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

NASA: Khoảnh khắc tàu DART đâm trúng vào tiểu hành tinh Dimorphos


Tàu vũ trụ DART của NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh Dimorphos trong thử nghiệm lịch sử nhằm hất tung các vật thể nguy hiểm có khả năng đâm vào Trái Đất.

Khoảnh khác cuối cùng được camera của tàu DART ghi lại. Hình NASA

Theo NASA, cú đâm sầm của DART xảy ra vào lúc 7 giờ 14 phút tối 26/9 giờ EDT (giờ miền Đông của Mỹ, tương ứng với 9 giờ 14 phút sáng ngày 27/9 theo giờ Úc AEST.

DART tức “Thử nghiệm Chuyển hướng tiểu hành tinh đôi”, ra đời nhằm mục tiêu thử nghiệm một phương pháp phòng thủ Trái Đất, trong đó tàu vũ trụ DART sẽ thực hiện nhiệm vụ cảm tử, đâm sầm vào tiểu hành tinh Dimorphos hay còn gọi là Didymoon, cái nhỏ hơn trong cặp đôi Didymos – Dimorphos và đóng vai trò như mặt trăng của tiểu hành tinh lớn.

Didymos và Dimorphos tuy được xếp trong nhóm vật thể gần Trái Đất (NEOs) nhưng không được coi là mối đe dọa đối với chúng ta, tuy nhiên tình trạng của nó phù hợp cho thử nghiệm.

Cận cảnh bề mặt Dimorphos được máy ảnh DRACO của tàu DART ghi lại trong giây cuối cùng trước va chạm. Hình NASA
Bức ảnh nửa giây sau đó cho thấy khoảnh khắc tàu DART “chết”. Hình NASA

Lịch sử đã cho thấy, đôi khi các tiểu hành tinh lớn có thể gây nên thảm họa toàn cầu, ví dụ như tiểu hành tinh Chicxulub gây nên đại tuyệt chủng tiêu diệt toàn bộ khủng long, do đó NASA đã cho ra đời sứ mệnh DART như bước đầu của một phương pháp phòng thủ Trái Đất tối tân, sẽ được sử dụng trong tình huống nguy hiểm nhất.

Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, một bộ phận của Văn phòng Điều phối phòng thủ hành tinh (PDCO), được giao nhiệm vụ xác định không chỉ vị trí của Didymos trong không gian trong phạm vi 16 dặm (25 km), mà còn cả khi các Dimorphos sẽ có thể nhìn thấy -theo hướng tiếp cận của DART.

Ảnh đồ họa mô tả tàu DART và tiểu hành tinh mục tiêu - Ảnh: NASA
Ảnh đồ họa mô tả tàu DART và tiểu hành tinh mục tiêu. Hình NASA
Hai tiểu hành tinh trước khi va chạm. Mục tiêu Dimorphos là cái nhỏ hơn - Ảnh: DART/NASA
Hai tiểu hành tinh trước khi va chạm. Mục tiêu Dimorphos là cái nhỏ hơn. Hình DART/NASA
Mô phỏng sự kiện của sứ mệnh DART vào ngày 27/9. Hình NASA

Cùng với các cộng sự từ các tổ chức khác, các thành viên của CNEOS cũng sẽ nghiên cứu nhiều khối đá bụi được đẩy ra bởi vụ va chạm, cũng như miệng hố va chạm mới hình thành trên Dimorphos và chuyển động của nó sau va chạm.

Các nhà khoa học cho rằng cú va chạm sẽ rút ngắn chu kỳ quỹ đạo của mặt tiểu hành tinh này xung quanh tiểu hành tinh lớn hơn Didymos vài phút. Khoảng thời gian đó phải đủ dài để các kính thiên văn trên Trái Đất có thể quan sát và đo lường các hiệu ứng.

Nó cũng đủ để thử nghiệm này chứng minh liệu công nghệ tác động động học -tác động đến một tiểu hành tinh để điều chỉnh tốc độ và đường đi của nó -trên thực tế có thể bảo vệ Trái Đất khỏi một cuộc tấn công từ ngoài vũ trụ hay không. (T/H, NLD)