Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Lừa đảo chó con: Người Úc bị mất $300,000 đôla trong đại dịch

Nếu một con chó con dễ thương được bán hay tặng trên mạng (trực tuyến), nghe qua thì quá tốt để thành sự thật… Có đúng là như vậy không?

Những điểm chính:

*Người Úc đã mất gần $300,000 đôla cho việc lừa đảo bán hay tặng chó con trong đại dịch

*Uỷ ban Cạnh Tranh và Người Tiêu Thụ Úc Châu (ACCC) ước tính rằng người Úc đã mất gần $300,000 đôla cho các vụ lừa đảo bán hay tặng chó con trong đại dịch

*Cavoodles và French Bulldogs là những giống phổ biến trong các vụ lừa đảo

Đây là thông điệp từ Ủy ban Cạnh Tranh và Người Tiêu Thụ (ACCC) ước tính rằng người dân Úc đã mất gần $300,000 đôla cho các vụ lừa đảo bán hay tặng chó con trong đại dịch Coronavirus.

So với năm trước, Scamwatch đã ghi nhận mức tăng gấp 5 lần vào tháng 4 cho các kế hoạch lừa đảo để tống tiền người tiêu thụ cho những con chó “không có thật” (không tồn tại).

“Sự cô đơn đã gây căng thẳng cá nhân, được báo cáo rộng rãi nhất ở Úc trong tháng 4 và vào tháng 4 là khi mà chúng ta chứng kiến sự gia tăng đột biến lớn này trong các vụ lừa đảo bán chó con”, Phó Chủ tịch ACCC Delia Rickard cho biết.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ “NHẬN RA” VỤ LỪA ĐẢO?

*Thực hiện tìm kiếm trên Google những hình ảnh “ngược” (reverse-images) để kiểm tra những hình ảnh này đã được đăng ở nơi nào khác trên internet hay không. Thế nhưng, một số kẻ lừa đảo đã biết cách “thay đổi” hình ảnh để lừa gạt

*Thực hiện tìm kiếm địa chỉ email của người bán trên mạng, có thể có những cảnh báo trên các trang mạng khác

*Kiểm tra số lượng thành viên từ các Hiệp hội gây giống

*Kiểm tra người bán đã vào những trang mạng nào…

*Cố gắng gặp mặt người bán ha tặng và gặp chó con

“Thật không may, việc vội vã mua một thú cưng và vì những hoàn cảnh bất thường (cô đơn) trong đại dịch COVID-19 đã khiến cho việc tìm ra sự thực hoặc đây là một vụ lừa đảo càng khó khăn hơn”.

Bà Rickard cho biết, Cavoodles và French Bulldogs là những giống chó phổ biến nhất được báo cáo trong các vụ lừa đảo.

Bà kêu gọi người Úc nên tìm kiếm những hình ảnh “ngược” của những con chó con và “đưa những từ chính xác của quảng cáo” vào công cụ tìm kiếm, trước khi có quyết định mua bất cứ thú cưng nào trên mạng.

Và cũng nên kiểm tra số lượng thành viên từ các Hiệp hội gây giống và kiểm tra lại người bán đã vào những trang mạng nào…

Bà Rickard nói rằng, trong khi những người Úc cô đơn từ lâu nên rất dễ bị tổn thương khi “lòng yêu thương thú cưng” của họ trở thành “mục tiêu” của những kẻ lừa đảo…Và sự phán xét của họ càng suy yếu hơn trong bị cách ly xã hội trong đại dịch.

Người dân Tiểu bang Victoria đã bị mất nhiều nhất, bị lừa đảo $115,000 vì “lòng yêu thương chó cưng”, còn người dân tiểu bang NSW mất gần $98,000 đôla.

Người dân Nam Úc ít bị lừa đảo nhất.

Không chỉ có người Úc bị lừa đảo vì “thú cưng”, mà còn ở Anh, Mỹ, Canada và Nam Phi đã có báo cáo tăng đột biến trong các vụ lừa đảo như thế…

Bà Rickard nói: “Đây thực sự là một trò lừa đảo quốc tế đã diễn ra trong một thời gian dài”.

“Tôi nghĩ rằng, khi nhìn thấy những hình ảnh những thú cưng đáng yêu như thế thì nhịp tim ai cũng rung động…”.

Tính đến tháng 4, Scamwatch đã nhận được hơn 2,500 báo cáo về các vụ lừa đảo liên quan đến COVID-19, với người tiêu thụ bị mất gần $750,000 đôla.

Người Úc cho đến nay đã mất hơn $53 triệu đôla cho tất cả các vụ lừa đảo được báo cáo trong năm nay,.

“Đó chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong số những kẻ lừa đảo thực sự được báo cáo, vì vậy bạn có thể nhân số đó lên nhiều lần để có con số thật”.

Bà Rickard khuyên người tiêu thụ để “cẩn thận” hơn để tránh bị lừa đảo, đặc biệt là khi mua trên mạng để có một người bạn đồng hành khi “cách ly xã hội”.

“Hãy tự hỏi mình: Nếu điều gì đó mà quá tốt là sự thật, thì đây có thể cho thấy là một trò lừa đảo”. (NQ)