Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Kinh ngạc sự thật lần đầu tiết lộ về loài rồng Komodo huyền thoại


Rồng Komodo là loài bò sát sống cùng thời với khủng long. Hiện loài này chỉ phân bố trên một số đảo của Indonesia. Là loài phàm ăn, chúng không chỉ ăn các động vật không xương sống, chim… mà có lúc ăn thịt con non sau khi trứng nở.

Có tên khoa học là Varanus komodoensis, rồng Komodo là một loài thằn lằn lớn. Chúng hiện chỉ được tìm thấy trên một số hòn đảo của Indonesia.

Có tên khoa học là Varanus komodoensis, rồng Komodo là một loài thằn lằn lớn. Chúng hiện chỉ được tìm thấy trên một số hòn đảo của Indonesia.

Rồng Komodo là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae và là loài thằn lằn lớn nhất còn sống sót. Là loài bò sát sống cùng thời với khủng long, mỗi cá thể rồng Komodo khi trưởng thành có thể đạt chiều dài cơ thể tối đa 3m và nặng khoảng 70 kg.

Theo các chuyên gia, rồng Komodo có một số đặc điểm khá giống cá sấu khi sở hữu mõm tròn, da có vảy, tứ chi khỏe và có móng vuốt sắc nhọn, đuôi dài.

Loài rồng Komodo dùng tứ chi để bò lên mặt đất như các giống loài bò sát khác. Không những vậy, chúng cũng có thể lặn dưới nước sâu 5m, thậm chí sở hữu khả năng leo trèo cây thuần thục như loài thằn lằn.

Nhiều người cứ ngỡ rồng Komodo có thân hình to lớn nên sẽ di chuyển khá chậm. Thế nhưng, trên thực tế, chúng có tốc độ di chuyển khá nhanh với vận tốc trung bình khoảng 20 km/h.

Rồng Komodo rất nhẫn nại trong việc săn mồi. Chúng có thể nằm yên hàng giờ để chờ thời cơ tấn công con mồi rồi ăn thịt.

Nổi tiếng là loài phàm ăn và hung dữ, rồng Komodo có thể tiêu hóa lượng thức ăn bằng 80% trọng lượng cơ thể trong một bữa ăn. Sau khi ăn no, chúng thường phải di chuyển đến vị trí có nắng để tăng tốc độ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi thức ăn trong dạ dày chúng có thể thối rữa và gây ngộ độc nếu để quá lâu.

Trong một số trường hợp, rồng Komodo có thể ăn thịt con non sau khi trứng nở hoặc những con khác lớn hơn một chút khi cơn đói lên tới đỉnh điểm mà không săn được con mồi nào.

Rồng Komodo có nọc độc ở dạng protein, được tiết ra từ hai tuyến ở hàm dưới. Ngay cả nước bọt của chúng cũng chứa tới 50 loại vi khuẩn khác nhau.

Theo đó, con mồi bị rồng Komodo cắn sẽ bị nhiễm độc rồi tử vong. Sau đó, rồng Komodo sẽ ăn ngấu nghiến “chiến lợi phẩm” mà không bị làm sao do miễn nhiễm với độc tố do bản thân tiết ra. (TTCS)