Không có sự thật trong cảnh báo về ‘ung thư turbo’ liên quan đến vắc-xin COVID
David Williams
Ngày 23 tháng 12 năm 2024
NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ
Các quan chức Úc đã cảnh báo rằng ung thư turbo (ung thư hình thành ồ ạt) liên quan đến vắc-xin sẽ giết chết hàng tỷ người.
PHÁN QUYẾT CỦA CHÚNG TÔI
Sai. Không có nguồn tin chính thức nào của Úc đưa ra cảnh báo như vậy.
AAP FACTCHECK – Người dùng mạng xã hội đang lan truyền những tuyên bố sai sự thật và không có nguồn gốc rằng các “quan chức” Úc đã cảnh báo hàng tỷ người sẽ chết vì “ung thư turbo” liên quan đến vắc-xin ngừa COVID-19.
Một bài báo ngày 11 tháng 12 được đăng trên trang mạng của The People’s Voice với tiêu đề “Úc: “Ung Thư Turbo Lây Lan Như Cháy Rừng và Giết Chết HÀNG TỶ NGƯỜI trong 2 năm”” đã lan truyền nhanh chóng, với các bài đăng trên mạng xã hội lặp lại tuyên bố của bài báo đó.
The People’s Voice đã nhiều lần bị AAP FactCheck bác bỏ.
Một bài đăng trên Facebook có chú thích: “Ung thư Turbo đang lây lan như cháy rừng, đe dọa giết chết HÀNG TỶ người trên toàn cầu chỉ trong 2 năm. Úc đưa ra cảnh báo nghiêm trọng khi thế giới đang phải đối mặt với thảm họa y tế. Vắc-xin có liên quan đến sự gia tăng chết người này không?”.
Chú thích của bài đăng đó cho biết thêm rằng “Các quan chức Úc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo” trong một “thông báo chấn động”, trong những tuyên bố được trích thẳng từ bài báo đó.
Reuters Fact Check đưa tin rằng các chuyên gia về ung thư đã xác nhận thuật ngữ “ung thư turbo” chưa được công nhận về mặt y khoa nhưng thường được những người hoài nghi về vắc-xin sử dụng để liên hệ vắc-xin với các dạng ung thư có mức độ ác tính cao.
Chuyên gia về vắc-xin người New Zealand Helen Petousis-Harris cho biết “ung thư turbo” là thuật ngữ được những người theo thuyết âm mưu sử dụng một cách rộng rãi.
Không một quan chức Úc nào được trích dẫn về ung thư turbo trong bài báo của People’s Voice. Trên thực tế, không có bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh cho tuyên bố chính của bài báo đó.
Tìm kiếm thuật ngữ “ung thư turbo” trên các trang mạng của Thủ tướng Anthony Albanese và Bộ Y tế không làm xuất hiện bất kỳ kết quả nào trong các thông cáo báo chí, bài phát biểu, tuyên bố hoặc thông điệp, và AAP FactCheck cũng không tìm thấy bất kỳ báo cáo nào của các tổ chức truyền thông Úc về đợt bùng phát “ung thư turbo” sắp xảy ra.
Người duy nhất được trích dẫn trong bài báo để chứng minh cho tuyên bố đó là Ian Brighthope, một người bênh vực cho y học tích hợp mà bài báo mô tả là “một trong những bác sĩ nổi tiếng nhất của Úc”.
Giáo sư Brighthope có trong phiên bản đoạn phim của báo cáo trong bài báo đó và được xác định là “giáo sư về y học dinh dưỡng và môi trường” (4 phút 55 giây) – không phải là nhà vi-rút học hay nhà dịch tễ học.
Đoạn phim đó được trích từ bài phát biểu của Giáo sư Brighthope tại The Great Debate ở Perth vào ngày 29 tháng 11 năm 2024, trong đó ông lặp lại những tuyên bố đã bị bác bỏ về mối liên hệ giữa bệnh ung thư gia tăng và “ADN còn sót lại bất thường” trong các ống vắc-xin ngừa COVID.
Trong bài phát biểu đó, Giáo sư Brighthope đề cập đến các bệnh ung thư turbo (19:53) nhưng ông không tuyên bố trong bài phát biểu rằng hàng tỷ người sẽ bị chết bởi các bệnh ung thư đó.
Bài báo đó đưa ra một số tuyên bố khác, bao gồm cả tuyên bố rằng “không có đại dịch”.
Tuyên bố đó sai sự thật. Một bài báo tháng 2 năm 2020 cho biết rằng loại vi-rút gây ra COVID-19, SARS-CoV-2, được phát hiện đã gây ra một đợt bùng phát lớn kể từ tháng 12 năm 2019 tại Trung Quốc, và “các ca nhiễm SARS-CoV-2 đã được báo cáo có liên quan dịch tễ học đến Trung Quốc tại 25 quốc gia kể từ tháng 12 năm 2019”.
Trong khi đó, một báo cáo trên Journal of Virology (Tạp chí Vi-rút Học) vào tháng 5 năm 2020 cho biết kể từ khi xuất hiện vào năm 2019, SARS-CoV-2 “đã lây lan trên toàn thế giới gây ra đại dịch toàn cầu”.
Theo bảng thông tin về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), tính đến ngày 1 tháng 12 năm 2024, tổng số ca tử vong trên toàn cầu do COVID được báo cáo cho WHO là 7,1 triệu. Có 25.200 ca ở Úc và 4.500 ca ở New Zealand.
Bài báo đó cũng tuyên bố sai rằng vắc-xin ngừa COVID là “liệu pháp gen độc hại”.
Full Fact đã giải thích rằng việc mô tả vắc-xin mRNA ngừa COVID là liệu pháp gen, một lĩnh vực cụ thể của y học nhắm vào các bệnh di truyền, là không đúng.
Một tuyên bố của Văn phòng Quản lý Công nghệ Gen của Úc cũng xác nhận rằng vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 không phải là liệu pháp gen.
Trong khi liệu pháp gen là một loại thuốc dùng để biến đổi gen nhằm điều trị hoặc chữa khỏi bệnh, thì tuyên bố đó cho biết vắc-xin là loại thuốc gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể để giúp cơ thể nhận biết và chống lại vi-rút hoặc bệnh tật.
Mặc dù RNA thông tin có thể là một phần của liệu pháp gen hoặc vắc-xin, nhưng vắc-xin ngừa COVID-19 mRNA không chứa cơ chế để sửa đổi gen trong cơ thể.
Bài báo đó cũng liên hệ cái chết của bình luận viên về sức khỏe của Fox News, Kelly Powers, với vắc-xin.
Bà Powers qua đời vì căn bệnh ung thư não ác tính vào ngày 1 tháng 12 năm 2024, như được nêu trong một bài viết của AFP Fact Check để bác bỏ tuyên bố đó.
Bà Powers được chẩn đoán mắc bệnh u nguyên bào thần kinh đệm vào tháng 7 năm 2020. Vắc-xin ngừa COVID đầu tiên không được Cục Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Hoa Kỳ cho mãi tới tháng 12 năm 2020. (AAP)