Hoa Kỳ và châu Âu lên kế hoạch thành lập ‘NATO châu Á’ để áp chế Trung Quốc
Trong nỗ lực kiềm chế tham vọng bành trướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các quan chức Mỹ và châu Âu có kế hoạch thiết lập một “NATO châu Á” với sự tham gia của các cường quốc trong khu vực.
Theo Washington Times, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng, sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường đang lên đang ‘thay đổi cơ bản cán cân quyền lực toàn cầu’ theo những cách có thể thúc đẩy NATO trở nên toàn cầu hơn.
Đồng tình với ý kiến trên, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen E. Biegun gần đây cũng đề nghị rằng, sự liên kết trong quốc phòng không chính thức giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, được gọi là Bộ tứ, có thể là khởi đầu Liên minh kiểu NATO ở Châu Á. Phát biểu tại cuộc đối thoại chiến lược Mỹ – Ấn vào tháng trước, ông Biegun nói rằng, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ tiếp theo hoặc nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Trump, điều đó sẽ làm một nội dung cần được tập trung.
Các quan chức cấp cao của cả 4 quốc gia nói trên gần đây đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến để thảo luận về chủ đề này. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, 4 nước cùng kêu gọi một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ‘tự do, thịnh vượng và hòa nhập’ dựa trên các giá trị chung và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ông Biegun cho biết, “Có một thực tế là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thực sự đang thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Họ không có bất cứ sức mạnh nào giống như NATO hay Liên minh châu Âu. Các thể chế mạnh nhất ở châu Á đôi khi không đủ”.
Ông cũng nói thêm rằng: “Chắc chắn có một lời mời để chính thức hóa một tổ chức như thế”.
Các hoạt động của Trung Quốc ‘đe dọa’ đến sự ổn định toàn cầu
Vào tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói rằng NATO châu Á sẽ không chỉ tập trung vào chống lại ĐCSTQ mà còn có thể tập trung vào việc điều phối rộng rãi quân đội và nền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực xoay quanh một hệ thống giá trị dựa trên luật pháp.
Ông Michael Kugelman, Phó Giám đốc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, nói rằng, các quốc gia trước đây lo lắng về việc chống lại ĐCSTQ, nhưng “mọi thứ bây giờ đã khác”. Ông Kugelman cho biết, Bộ tứ thực sự đã có nền móng tại thời điểm này nhờ có có sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các quốc gia trong Bộ tứ, cũng như các quốc gia khác trong khu vực.
Ông cũng nói rằng, các hoạt động của ĐCSTQ không chỉ là gây hấn mà còn ngày càng đe dọa sự ổn định toàn cầu. (NTD)