Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Hoa Kỳ, Úc bảo vệ chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc vào các dự án cáp ngầm dưới biển

Hồi tháng 06/2021, có thông tin cho rằng một vòng đấu thầu cho một dự án cáp thông tin liên lạc ngầm dưới biển do Ngân hàng Thế giới chủ trì đã bị hủy thầu do có những lo ngại an ninh đối với việc đấu thầu từ công ty HMN Technologies của Trung Quốc, trước đây gọi là Huawei Marine Networks.

các dự án cáp ngầm dưới biển
Huawei Marine đang thi công Hệ thống cáp liên kết nối Nam Đại Tây Dương (SAIL) dài 6,000 km nối Cameroon và Brazil, trong bức ảnh không đề ngày tháng này. (Hình: Amindeh Blaise Atabong, Special/The Epoch Times)

Dự án này được gọi là hệ thống Cáp Đông Micronesia, nhằm mục đích tạo điều kiện liên lạc giữa các quốc đảo Nauru ở Thái Bình Dương. Đây là một trong 15 đồng minh ngoại giao của nền dân chủ Đài Loan. Kiribati là đồng minh ngoại giao của Đài Loan cho đến năm 2019. Dự án này cũng bao gồm một kết nối đã được lên kế hoạch tới lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ, nơi có các cơ sở quân sự lớn.

Phó giám đốc chính sách thương mại của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF) Nigel Cory, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn nói với The Epoch Times rằng lĩnh vực cáp thông tin liên lạc ngầm dưới biển là một mặt trận quan trọng trong nỗ lực của Hoa Kỳ, Úc và các nền dân chủ tự do khác nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin quan trọng (ICT) trước các mối đe dọa an ninh từ Trung Cộng.

[Ông] chỉ ra rằng Úc sẽ hoàn thành vào năm 2019 các tuyến cáp ngầm dưới biển cung cấp internet tốc độ cao cho các quốc gia ở Thái Bình Dương như Papua New Guinea và Quần đảo Solomon–được thực hiện nhằm ngăn cản nỗ lực thực hiện dự án của Huawei – cũng như quyết định của Facebook trong năm nay nhằm từ bỏ dự án cáp ngầm dưới biển nối California và Hồng Kông do những lo ngại về an ninh quốc gia. Ông Cory, cựu quan chức ngoại giao Úc từng làm việc tại Malaysia và Afghanistan, tuyên bố rằng có “những lo ngại về an ninh ngày càng tăng về các cáp ngầm dưới biển.”

cap ngam internet anh 2
Một cáp ngầm điện và cáp quang. (Hình SCMP)

Ông nói: “Úc đã rất chú ý, và ngày càng chú ý đến vấn đề này, đặc biệt là vì nó liên quan đến cơ sở hạ tầng cáp trong khu vực của họ, khi bàn về khu vực Nam Thái Bình Dương,” ông giải thích rằng “về căn bản, cáp dưới biển là hệ thống ống truyền dẫn Internet toàn cầu.”

Về việc công ty HMN Technologies của Trung Quốc đấu thầu không thành công cho dự án East Micronesia Cable, ông Cory nói, “Truyền tải dữ liệu, có khả năng truy cập ác ý vào nội dung được truyền trong hệ thống đó. Thế nên, rõ ràng là Úc, Hoa Kỳ và những nước khác không nghĩ rằng việc để một công ty Trung Quốc cung cấp mảng cơ sở hạ tầng hệ trọng này là thích hợp, dựa trên bản chất của nội dung có thể được truyền theo đường cáp, vì nội dung đó tiếp xúc tới lãnh thổ Hoa Kỳ và cũng liên quan đến lợi ích của Úc tại Nam Thái Bình Dương.”

Ông nói thêm, “Vấn đề an ninh quốc gia là động cơ chính, nhưng đó có lẽ không phải là điều duy nhất, còn cả sự cạnh tranh không lành mạnh từ một công ty được nhà nước hậu thuẫn và tài trợ vốn nữa.”

cap ngam internet anh 3
Bản đồ các quốc đảo Thái Bình Dương và lãnh thổ Mỹ. Đồ họa: SCMP.

Ông Cory nói rằng các công ty Trung Quốc như HMN Technologies – bằng việc đã nộp hồ sơ dự thầu cho dự án East Micronesia Cable thấp hơn 20% so với giá thầu cạnh tranh từ Alcatel Submarine Networks (ASN), một công ty thuộc sở hữu của hãng Nokia từ Phần Lan và công ty NEC từ Nhật Bản—là có thể thực hiện các cuộc đấu thầu cạnh tranh bất thường đối với các dự án cơ sở hạ tầng quốc tế do Trung Cộng trợ cấp.

“Các công ty Trung Quốc được tiếp cận với nguồn tài chính do nhà nước hỗ trợ, hiển nhiên là được cấp với mức bằng hoặc thấp hơn chi phí chung của thị trường. Vì thế, nguồn tài trợ giá rẻ là một công cụ quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc để hỗ trợ sự mở rộng toàn cầu của các công ty công nghệ đứng đầu nước này,” ông nói với The Epoch Times, khi lưu ý rằng việc Trung Quốc trợ cấp cho các công ty của họ để mở rộng tăng trưởng quốc tế sang các ngành khác, bao gồm cả đường sắt cao tốc.

Ông Cory nói thêm rằng Hoa Kỳ và Úc luôn cảnh giác và làm việc cùng nhau để bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin quan trọng và bảo vệ chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc độc tài.

cap ngam internet anh 4
Một sợi cáp quang dưới biển. (Hình AFP).

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi Úc sẽ tìm cách làm việc với đồng minh Hoa Kỳ thân cận của mình trong việc xem xét các đề nghị này [như gói thầu của HMN Technologies cho dự án East Micronesia Cable] và đánh giá các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn, và sau đó đưa ra, một cách rõ ràng, các mối liên hệ của Huawei với Trung Cộng … cuối cùng quyết định rằng đó là một rủi ro an ninh không thể chấp nhận được,” ông cho biết.

“Sự giám sát ngày càng tăng đối với cơ sở hạ tầng mà cấp thiết đối với các mạng lưới của mỗi quốc gia, cả trong nước và quốc tế, đang thu hút … sự giám sát gia tăng về việc ai cung cấp dự án, ai tham gia vào dự án và liệu sự tham gia của họ có làm tăng rủi ro an ninh không thể chấp nhận được hay không vì nó có thể trở thành một điểm truy cập hữu ích không ngờ tới cho một chính phủ ngoại quốc.” (ETV)