Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Hàng loạt cửa tiệm của người Việt tại Mỹ bị đập phá vì kỳ thị COVID-19

Cảnh sát Mỹ đang tiến hành điều tra vụ việc hàng loạt những cửa tiệm của người Việt tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã bị kẻ gian đạp phá trong sáng sớm hôm Thứ Tư ngày 22 tháng 4 (giờ địa phương).

Theo các giới chức an ninh thì cửa kính của những tiệm này bị đập, nhưng các tiệm này đã không mất mát và cũng không có người bị thương tích.

Phần lớn những cửa tiệm bị đập phá nằm trong khu vực Berryessa của thành phố, như là tiệm cà phê 7 Leaves, tiêm Lee’s Sandwiches, Pho Y#1 Noodle House…

Theo lời nghị viên Lan Diep của thành phố San Jose, thì trong thời gian kinh tế khó khăn và bất định hướng vì đại dịch, những giới tiểu thương gốc Việt lại còn gánh chịu thêm những thiệt hại vì hành động của những kẻ phá phách.

Cũng theo nghị viên Lan Diep hiện số kỳ thị chủng tộc đến những người Mỹ gốc Á Châu gia tăng vì trận đại dịch COVID-19.

Áp-phích quảng cáo bộ phim Hoa Mộc Lan của Disney, đặt tại Pasadena, bị phun sơn sửa thành “Độc hại, sản xuất tại Vũ Hán”. Ảnh NBC
Cửa hàng của Eric Chan ở Seattle, nơi bùng phát dịch virus corona trên diện rộng đầu tiên ở Mỹ, bị đập phá trong đêm. Ảnh NBC.

Trước đó, giới chức trách cũng đã lên tiếng cảnh báo về vấn nạn kỳ thị người châu Á đang diễn ra trong bối cảnh đời sống ở Mỹ bị đảo lộn vì đại dịch Covid-19.

Eric Chan và em gái, Ivy Chan, trở lại nhà hàng của gia đình ở quận Chinatown-International, thành phố Seattle, vào sáng 26/3. Họ bất ngờ phát hiện cửa sổ cửa hàng đã bị ai đó đập vỡ.

Câu chuyện của Chan chỉ là một ví dụ điển hình trong làn sóng phá hoại và kỳ thị sắc tộc nhắm đến nơi làm ăn của người gốc Á giữa lúc nước Mỹ đang chìm trong đại dịch Covid-19, theo NBC.

Chan ước tính thiệt hại của nhà hàng Jade Garden là khoảng 1.500 USD. Việc kinh doanh cũng sụt giảm gần 80% kể từ đầu tháng 3, buộc anh phải tạm thời cho nghỉ việc 33 nhân viên. Nhà hàng hiện cũng không đủ tiền để tiến hành những tu sửa cần thiết.

“Vụ việc không đơn giản kiểu chọi một hòn đá. Ai đó đã dành nhiều thời gian vào nửa đêm để đập các cửa sổ, dùng hết sức mình, đập đến 5 lần”, anh chia sẻ.

Tổ chức phi lợi nhuận Stop AAPI Hate đã ghi nhận hơn 1.100 vụ phân biệt đối xử nhắm đến người Mỹ gốc Á. Thống kê bắt đầu từ ngày 19/3, sau khi trung tâm dữ liệu về vấn đề này được thành lập.

Trong báo cáo sơ bộ ngày 25/3, khoảng 7% các vụ phân biệt đối xử được xếp vào nhóm “khác”, bao gồm hành vi phá hoại tài sản. Trong một tuần sau đó, con số nàng tăng lên gần 14%.

Ở New York, Đội chuyên trách Tội phạm vì thù hận, thuộc sở cảnh sát thành phố, tính đến ngày 10/4 đã tiến hành điều tra 11 vụ án có liên quan đến đại dịch Covid-19 và người Mỹ gốc Á là nạn nhân.

Hành động phá hoạt tài sản nếu có động cơ liên quan đến nguồn gốc của nạn nhân sẽ được xếp vào nhóm tội phạm liên quan đến thù hận.

Trong một vụ án khác vào cuối tháng 3 ở Yakima, bang Washington, gia đình Tony Yan phát hiện nhà hàng của mình, Minado Buffet, bị đập vỡ cửa sổ và viết thông điệp kỳ thị bằng sơn đen trên tường: “Mang corona về đi bọn người Hoa”.

Yan trước đó đã đóng cửa nhà hàng theo lệnh “ở yên trong nhà” của chính quyền địa phương. Li nói gia đình đã gọi báo cảnh sát nhưng không có nghi phạm nào bị tạm giữ. Dù có bảo hiểm, Yan vẫn sẽ tốn thêm 1.000 USD để sửa chữa.

“Ông ấy rất buồn và tức giận. Khi tôi nghe về vụ việc, tôi cũng thấy thất vọng nhưng không quá bất ngờ. Tôi chưa từng trải qua cảm giác bị kỳ thị sắc tộc như thế”, Nianzu Yan, con trai của ông bà Yan và Li, hiện là sinh viên Đại học Seattle, chia sẻ.

Vợ chồng ông Tony Yan cũng sở hữu một nhà hàng buffet khác tại Walla Walla, bang Washington. Trong 2 tháng đầu năm nay, doanh thu cửa hàng đã giảm hơn 50% trước những tác động từ tâm lý lo sợ dịch bệnh. Nianzu Yan chia sẻ gia đình anh đang hy vọng có thể sớm mở cửa trở lại một khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

Muyang Deng, sinh viên năm 2 ở Đại học Wisconsin, vùng Trung Tây nước Mỹ, nói vào ngày 24/3 đã thông điệp kỳ thị sắc tộc được ai đó viết bằng phấn trắng ngay trong khuôn viên trường. Họ gọi virus corona chủng mới là “virus Trung Quốc”.

“Tôi không biết phải nói thế nào đây. Thật sự không thốt nên lời. Thời điểm đó, cụm từ ‘virus Trung Quốc’ đã xuất hiện, nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra gần học đường đến vậy”, Deng, du học sinh gốc Chiết Giang, chia sẻ.