Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

G-20 khai mạc, lãnh đạo thế giới kêu gọi hợp sức ứng phó đại dịch

Một “bức ảnh gia đình” chụp các nhà lãnh đạo G-20 được thiết kế kĩ thuật số và phóng to lên một khu di tích lịch sử bên ngoài thủ đô Riyadh của Ả-rập Saudi, nước chủ trì hội nghị G-20 năm nay.
Một “bức ảnh gia đình” chụp các nhà lãnh đạo G-20 được thiết kế kĩ thuật số và phóng to lên một khu di tích lịch sử bên ngoài thủ đô Riyadh của Ả-rập Saudi, nước chủ trì hội nghị G-20 năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 Nước (G-20) khai mạc vào ngày thứ Bảy với lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo có uy quyền nhất thế giới cùng nhau tìm đường hướng về phía trước trong khi đại dịch virus corona phủ bóng lên hội nghị năm nay.

Các nhà lãnh đạo tề tựu tham dự hội nghị được tổ chức trực tuyến thay vì gặp mặt trực tiếp như những năm trước. Một “bức ảnh gia đình” chụp các nhà lãnh đạo đứng cùng nhau được thiết kế kĩ thuật số và phóng to lên một khu di tích lịch sử bên ngoài thủ đô Riyadh của Ả-rập Saudi, nước chủ trì hội nghị G-20 năm nay.

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,37 triệu người kể từ khi bùng phát vào cuối năm ngoái ở Trung Quốc.

“Chúng ta có nhiệm vụ cùng nhau vượt qua thách thức trong hội nghị thượng đỉnh này và đưa ra thông điệp mạnh mẽ về niềm hi vọng và sự trấn an,” Quốc vương Ả-rập Saudi Salman nói trong bài diễn văn khai mạc hội nghị, theo AP.

G20 summit to discuss post-pandemic world | The Canberra Times | Canberra,  ACT

Trong khi các quốc gia G-20 đã đóng góp hàng tỉ đôla để phát triển vắc-xin ngăn ngừa virus này, họ cũng chủ yếu tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung vắc-xin của riêng họ. Các nước như Anh, Mỹ, Pháp và Đức – tất cả đều là thành viên G-20 – đã trực tiếp đàm phán thỏa thuận với các công ty dược phẩm để nhận hàng tỉ liều, nghĩa là phần lớn nguồn cung vắc-xin của thế giới vào năm sau đã được đặt mua hết, AP cho biết.

Một ngày trước hội nghị thượng đỉnh, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói dù 10 tỉ đôla đã được đầu tư vào các nỗ lực phát triển vắc-xin, chẩn đoán và điều trị, song cần thêm 28 tỉ đôla nữa để sản xuất hàng loạt, mua và phân phối vắc-xin COVID-19 mới khắp thế giới.

European Council President Charles Michel, on screen bottom, participates in a virtual G20 meeting, hosted by Saudi Arabia, at the European Council building in Brussels [Yves Herman/Pool/AP Photo]

Ông Guterres kêu gọi thêm các nước G-20 tham gia COVAX, một sáng kiến quốc tế nhằm phân phối vắc-xin COVID-19 cho các quốc gia khắp thế giới. Mỹ đã từ chối tham gia dưới thời Trump.

Đại dịch đã tác động sâu rộng lên nền kinh tế của các nước đang phát triển và đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo túng cùng cực. Nó cũng lây lan ở các quốc gia giàu có nhất thế giới, với chín nước G-20 có số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận cao nhất toàn cầu. Mỹ đứng đầu danh sách, tiếp theo là Ấn Độ, Brazil, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Anh, Argentina và Ý, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.

Trump tells G20 leaders he wants to work with them 'for a long time' | G20  | The Guardian

Ba nhà lãnh đạo G-20 tham dự hội nghị thượng đỉnh từng bị nhiễm virus trong năm nay là Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Virus không cho thấy có dấu hiệu suy giảm trong khi các thành phố lớn ở Mỹ và Châu Âu lại ban hành lệnh phong tỏa và giới nghiêm. Tổ chức Y tế Thế giới nói số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo trong bốn tuần qua nhiều hơn trong sáu tháng đầu tiên của đại dịch.

Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết khoảng 225 triệu việc làm toàn thời gian đã bị mất chỉ tính riêng ở các nước G-20 trong quý ba năm 2020. Các nước thành viên G-20 đại diện khoảng 85% sản lượng kinh tế thế giới và ba phần tư tỉ trọng thương mại quốc tế. (VOA)