Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Doanh số bán lẻ giảm kỷ lục trong tháng 4, khi mua sắm “hỗn loạn” thời coronavirus “lắng xuống”…

Những người mua sắm vào tháng 3 đã mua sắm “hỗn loạn” khi đua nhau mua giấy vệ sinh, thức ăn, pasta… và đến tháng 4 thì túi tiền của họ đã hết sạch… khiến cho doanh số bán lẻ trong tháng 4 sụt giảm mạnh.

Những điểm chính:

-Số liệu sơ bộ cho thấy doanh thu bán lẻ giảm 17.9% trong tháng 4

-Doanh số bán lẻ của các cửa hàng thực phẩm cũng giảm xuống ¼, khi mà dự trữ hàng tồn kho cho đại dịch Coronavirus đã “lắng xuống”…  

-Dữ liệu giao dịch cho thấy có sự cải thiện trong tháng 5, nhưng Diana Mousina của AMP Capital cho biết hiện tại sự phục hồi vẫn còn “thấp”

Những số liệu sơ bộ từ Sở Thống Kê Úc Châu (ABS) cho thấy doanh thu bán lẻ giảm 17.9%- mức giảm hàng tháng cao nhất trong lịch sử.

Đó là nhận thức của các nhà kinh tế đã cảnh báo, với sự sụt giảm tháng 4 nhiều hơn gấp đôi kỷ lục 8.5% trong doanh số bàn hàng trong tháng 3.

Nhà kinh tế trưởng của EY Oceancia Jo Master nói: “Sóng thần của những tin tức kinh tế yếu kém, đang diễn ra tốt đẹp”.

“Chi tiêu bán lẻ vẫn còn nhiều ‘thách thức’ khi phải đối diện với nợ nần, tiền lương yếu kém, công việc làm bấp bênh và giá nhà giảm”.

“Đã dự trữ giấy vệ sinh và pasta, và với các văn phòng tại nhà và phòng tập thể dục đã được set up, cho nên những chi tiêu cho những lãnh vực này đã giảm đi”.

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Westpac, Matthew Hassan đã mô tả các số liệu là “nghiệt ngã” và doanh số bán “bị nghiền nát” bởi sự kết thúc dự trữ hàng tồn kho và những hạn chế của Coronavirus.

Mọi lãnh vực đều trải qua sự sụt giảm doanh số, bao gồm thực phẩm, các mặt hành như bột mì, gạo, pasta và thực phẩm đóng hộp.

Sau khi tăng 39% trong tháng 3, doanh số những mặt hàng như bột mì, gạo, pasta, thực phẩm đóng hộp… lại giảm 23.7% trong tháng 4, theo phân tích của ABS về dữ liệu tại các siêu thị.

QUÁN CÀ PHÊ & QUẦN ÁO “GẶP KHÓ KHĂN” NHƯNG BUÔN BÁN TRÊN MẠNG BÙNG NỔ

Các quán cà phê, nhà hàng, các cửa hàng buôn bán lẻ quần áo & giày dép tiếp tục gặp nhiều khó khăn, với doanh thu trong các lãnh vực này giảm xuống khoảng một nửa mức của tháng 4 năm ngoái.

ABS cho biết: “Các doanh nghiệp đã báo cáo rằng các hạn chế về ‘khoảng cách xã hội’ đã hạn chế khả năng giao dịch của họ trong suốt cả tháng”.

Dữ liệu giao dịch từ các ngân hàng lớn cho thấy có sự gia tăng chi tiêu trong tháng 5, và niềm tin của người tiêu thụ đã phục hồi một ít, nhưng các nhà kinh tế không thấy có sự phục hồi nhanh chóng.

Nhà kinh tế cao cấp của AMP Capital Diana Mousina nói: “Có thể sẽ có sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu thụ khi mà các hạn chế được nới lỏng”.

“Những chỉ số hoạt động như chi tiêu thẻ tín dụng và theo dõi di động đang cho thấy có sự phục hồi, nhưng vẫn còn thấp”.

Báo cáo từ các nhà bán lẻ và dịch vụ giao hàng, trong đó có Bưu điện Úc, cho thấy rằng bán lẻ trên mạng có được “kết quả mạnh mẽ” và chiếm 10% trong tổng doanh số bán lẻ trong tháng 4, so với khoảng 7% trong tháng 3.

Ông Matthew Hassan của Westpac nói rằng: “Ước tính của chúng tôi cho thấy doanh số bán lẻ trên mạng đã tăng hơn 20% trong tháng, so với doanh số bán lẻ tại cửa tiệm giảm khoảng 20%”. (NQ)