Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Cúng Giao thừa Tết 2024 đúng cần biết điều này, chỉ cần sai là một năm mới có thể thiếu trọn vẹn


Giao thừa là giây phút thiêng liêng, nhà nào cũng tiến hành nghi lễ cúng giao thừa. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy bạn cần biết điều này, chỉ cần sai là một năm mới có thể thiếu trọn vẹn.

Mâm cỗ cúng tất niên. Hình minh họa

Vì sao cúng Giao thừa lại quan trọng?

Giao thừa là giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người đều chờ đợi giây phút thiêng liêng của một năm – giây phút giao thừa. Bởi theo quan niệm truyền thống đó là khi đất trời giao hòa, âm dương gặp gỡ, mọi điều xấu được rũ bỏ, dành chỗ cho những điều tốt đẹp bừng lên.

Vào thời khắc Giao thừa (giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp), theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng Giao thừa (lễ Trừ tịch) là nghi thức quan trọng. Trừ Tịch còn mang tên là lễ Giao Thừa, vì lễ cử hành vào đúng lúc giao thừa.

Người ta nói đây là lễ tống cựu nghinh tân (tiễn cũ và đón mới). Cũ ở đây, ngoài những điều xấu dở, cũ kỹ của năm qua, người ta còn tiễn đưa vị đương niên Hành Khiển Đại Vương của năm cũ. Và mới ở đây, ngoài những điều mới mẻ tốt đẹp, người ta còn đón rước tân Đại Vương Hành Khiển của năm mới.

Theo phong tục cổ truyền, người ta tin rằng, mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. (Phan Kế Bính – sách đã dẫn). Vị quan đương niên hành khiển năm mới năm Giáp Thìn 2024 là: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

Mâm cúng giao thừa trong nhà. Ảnh TG
Mâm cúng giao thừa trong nhà. Hình TG

Lưu ý khi cúng Giao thừa Tết 2024

Cúng Giao thừa là một nghi thức quan trọng và nên có đủ 2 mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời. Mọi người có thể làm cỗ ngọt hoặc chay, mặn và để ở một bàn nhỏ phía bên dưới bàn thờ chính; ở trên bàn thờ chính đặt hoa, tiền vàng, xôi chè, bánh chưng… Lưu ý khi cúng Giao thừa Tết 2024 không nên cắm cành vàng lá ngọc giả trên bàn thờ hay đốt tiền vàng vào lễ cúng giao thừa vì không tốt.

Ngoài ra, lưu ý là trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ, sau đó đón quan đương niên mới. Và chính giờ Tý (12 giờ đêm) thì đón giao thừa ta cúng ngoài sân. Sau đó ta lại cúng cộng đồng gia Thần, cộng đồng gia tiên ở trong nhà.

Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới. Mọi việc tiến hành đều mang tính lễ nghi, tránh có sự mê tín dị đoan. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của các thành viên trong gia đình. (GDXH)