Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Con người vì sao mắc bệnh? Làm được 3 điều này thì có thể sống lâu hơn

Ảnh minh họa: Một phần của bức tranh thời nhà Thanh (SOH).

Theo lý giải của y học hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tật như sức đề kháng kém, nhiễm khuẩn, nhiễm virus… Trung y cổ đại lại chỉ ra minh xác mối liên hệ giữa cảm xúc, đạo đức của con người với bệnh tật.

Bài viết này đúc kết ba nguyên nhân gây bệnh tật đến từ tinh thần, cung cấp tham khảo cho bạn đọc về cách phòng ngừa bệnh, giữ gìn sức khỏe từ bên trong.

1. Kiềm chế cơn nóng giận

Giận dữ là điều thường thấy trong cuộc sống. Thỉnh thoảng cơn giận biểu hiện trên bề mặt, có lúc chúng cháy âm ỉ trong tâm. Rất khó để không tức giận nhưng nếu thường xuyên nổi giận thì hậu quả rất nghiêm trọng.

Làm sao để kiềm chế cơn “tức giận”?

Tức giận gây nhức đầu: Khi tức giận, người ta có thể làm ra các hành động lỗ mãng hoặc quá khích. Quá giận dữ kích thích không tốt đến trung tâm não, làm khí huyết tăng vọt, thậm chí có thể gây xuất huyết não.

Tức giận hao tổn tinh lực: Thường sau khi tức giận, người ta sẽ rất khó ngủ, dù có ngủ được cũng dễ bị mê mang hoặc gặp ác mộng. Trong vòng mấy ngày, nếu không nguôi ngoai thì tâm trạng ủ dột, khó chịu.

Tức giận làm tổn thương da: Để giữ cho mình xinh đẹp, phụ nữ nên học cách điều tiết cảm xúc, bớt nóng giận. Khi một người tức giận, máu dồn lên mặt, lúc này lượng oxy trong máu ít đi và độc tố tăng thêm nhiều. Độc tố kích thích lỗ chân lông, gây ra viêm da, thâm da. Thường xuyên hờn dỗi khiến khuôn mặt người phụ nữ tiều tụy, mắt sưng, thâm quầng và xuất hiện các nếp nhăn.

Tức giận hại tim: Khi tức giận, lưu lượng máu của tim tăng gấp đôi so với bình thường, máu dồn về tim, tim cần làm việc nhiều hơn. Rõ ràng nhất bạn có thể nhận thấy tim đập nhanh hơn, hồi hộp và tức ngực. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Tức giận hại phổi: Khi tức giận, cơ thể sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí với tần suất cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, cảm giác không thở được khiến phổi đau nhức, có thể gây đầy hơi, hen suyễn và ho.

Tức giận hại gan: Các nghiên cứu chỉ ra lá gan khi tức giận sẽ lớn hơn bình thường. Phân tích từ góc độ y học cổ truyền Trung Hoa, gan chi phối quá trình bài tiết, nếu tâm trạng vui vẻ thì bài tiết thông thuận mà giận dữ sẽ tích dồn can khí, khiến đau tức vùng sườn và gan. Nhiều phụ nữ bị suy nhược gan, kinh nguyệt không đều thậm chí mất kinh hoặc mãn kinh sớm cũng có liên quan đến tính cách dễ nổi nóng của mình.

Tức giận hại thận: Người hay nóng giận có thể làm cho thận khí bị ứ trệ, dễ gây ra chứng tiểu rắt hoặc tiểu són.

bệnh tật
Ảnh minh họa: Pixabay.

Tức giận hại dạ dày: Khi tức giận, tim sẽ tác động cùng với huyết quản, khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng, rối loạn tiêu hóa và thậm chí gây ra viêm loét dạ dày.

Tức giận giảm khả năng miễn dịch: Khi tức giận cơ thể cũng sẽ tiết ra chất cortisol, chất này được chuyển hóa từ cholesterol. Cortisol khi bị tích tụ sẽ cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể yếu hơn, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.

Hơn nữa một người khi tức giận tâm tình của họ cũng chịu ảnh hưởng. Thời gian dài trong tạng thái như vậy sẽ dẫn đến các bệnh về tâm lý ví dụ như trầm cảm, uất ức…

Violencia psicológica la más común entre parejas chihuahuenses — Referente

Khi cáu giận, suy nghĩ quá mức, khí sẽ dễ dàng bị ứ trệ, lâu ngày có thể tạo thành khối u, thậm chí là ung thư. Những bệnh như sưng tuyến giáp, u nang gan, u xơ tử cung, u đại tràng… dù tên gọi khác nhau nhưng rất có thể do khí huyết trong thân thể bị ứ đọng lâu ngày, tích tụ độc tố. Khi xuất hiện những khối u trong thân thể, người ta phải xem liệu có phải do mình đã suy nghĩ quá mức không.

2. Tránh “lạm dụng”

Như đã nói ở trên, tức giận làm tổn thương cơ thể. Trên thực tế, bất kỳ việc gì con người làm, kể cả cảm xúc đều không nên quá mãnh liệt. Nếu bạn hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc quá mạnh mẽ, đó đều là “lạm dụng”. Cơ thể con người cũng giống như một cỗ máy, chỉ cần sử dụng mà không chú ý bảo dưỡng sẽ rất dễ hỏng hóc.

Trong chương 22 của cuốn Hoàng đế nội kinh, Tố Vấn nói: “Xuân thu đông hạ, âm dương bốn thời, bệnh tật bắt nguồn từ lạm dụng, điều này cũng là thường tình”. Trong này minh xác chỉ ra một nguồn gốc bệnh tật là do “lạm dụng”. Thân thể con người, lục phủ ngũ tạng đều có phạm vi chịu đựng nhất định. Nếu chúng phải làm việc quá giới hạn sẽ phát sinh rối loạn, bệnh tật.

Cảm xúc quá mức: Cảm xúc ở đây đề cập đến các loại tình cảm nói chung của con người: Vui, giận, buồn, suy nghĩ, yêu, ghét, sợ hãi, muốn… Theo Đông y, giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo lắng quá hại dạ dày, sợ quá hại thận. Nếu không thể kiềm chế cảm xúc thì ngay cả nội tạng cũng sẽ mất cân bằng.

Thuận theo bốn thời: Bốn thời xuân hạ thu đông xoay chuyển, mọi người nên điều chỉnh trang phục, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức” (Ý nói rằng: Trời đi mạnh, người quân tử theo đó tự cường không ngừng nghỉ). Gió lạnh, nắng nóng, ẩm thấp, khô hanh đột ngột, quá mức là nguyên nhân chính gây các bệnh ngoại sinh.

Ăn quá mức: Tố Vấn trong Tê Luận cũng bàn rằng “Ăn uống gấp bội, dạ dày bị thương”. Ở đây ăn quá mức không chỉ là ăn uống thất thường, ăn quá no. Ăn quá mặn, quá cay, quá chua, quá ngọt… cũng sẽ kích thích hệ tiêu hóa, lâu dần ủ thành bệnh.

Động tĩnh kết hợp: Nhiều người thích thoải mái thường thích nằm, ngồi chơi không, thực ra Tố Vân trong Tuyên minh ngũ khí thiên có nói “Nhìn lâu thì hại máu, nằm lâu thì hại khí”.

Theo quan điểm giữ gìn sức khỏe, dù nằm một cách thoải mái nhưng nằm quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe. “Nằm lâu sẽ hại khí”, đây là lời nhắc nhở cho việc con người phải kết hợp nghỉ ngơi với vận động.

tập thể dục
Ảnh minh họa: Pixabay.

Lạm dụng quan hệ tình dục: Rõ ràng nhất là việc lạm dụng quan hệ tình dục sẽ khiến thận bị tổn thương, phát sinh trạng thái lao lực, mệt mỏi, rối loạn chức năng sinh lý, ngoài ra còn tạo áp lực lên vùng tim mạch.

3. Giữ đạo đức liêm chính

Hoàng đế nội kinh cho rằng cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh chính là tu dưỡng đạo đức. Đạo đức ngay chính, thân thể sung mãn chính khí, bệnh tật liền rời xa; đạo đức không toàn vẹn, thân thể dễ dàng tổn thương, mắc các loại bệnh tật. Trên thực tế, đạo đức không chỉ là một khái niệm tinh thần tự ước thúc bản thân, mà còn có thể được phản ánh trong sức khỏe thể chất của con người

Trong sách cổ nói “Người vong đức mà giàu sang, đó là bất hạnh”. Một người không có đạo đức mà có tiền của là điều bất hạnh vì họ sẽ nhanh chóng sa ngã bởi dục vọng.

Người sống lâu nhất định là người có đức hạnh. Nhưng làm thế nào mới có thể có đức hạnh lớn? Trong Giới tử thư, Gia Cát Lương nói “Nết người quân tử, lấy tĩnh tu thân, lấy kiệm dưỡng đức. Đạm bạc để sáng chí, yên lặng mà vươn xa”.

Giảm bớt dục vọng là cách tốt để trau dồi đức hạnh.

Tuy không có nhiều người sống lâu nhưng hầu hết những người sống đến trăm tuổi đều giản dị và chất phác. Họ chủ yếu không có quá nhiều ham muốn vật chất, không bị lệ thuộc vật chất, nội tâm thanh tịnh, nên tinh thần và thể hòa hợp với nhau, sống lâu trường thọ.

Pháp Luân Đại Pháp
Ảnh minh họa: TIANTI BOOKS.

Trong cuốn Thiên Kim Yếu Phương, Thần y Tôn Tư Mạc cảm khái nói “Đạo đức không kiện toàn, phóng túng (bản thân), dù uống dịch ngọc kim đan cũng không thể sống lâu. Đạo đức từng ngày kiện toàn, không cầu thọ mà thọ mệnh được kéo dài, không cầu phúc mà phúc tới; đây cũng là kinh điển lớn nhất của việc dưỡng sinh”.

Chúng tôi nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. (DKN)