Chuyện gì xảy ra nếu bạn ăn nhiều mì gói trong 1 thời gian dài?
Mì gói mang đến bữa ăn tiện lợi và ngon miệng nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn trong thời gian dài thì có thể gây nên rất nhiều tác hại đối với sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate. Nếu ăn nhiều mì tôm sẽ dẫn đến thiếu hụt 5 dưỡng chất quan trọng khác là protein, mỡ, khoáng chất, vitamin và nước. Nó khiến cơ thể dễ mệt mỏi, sinh bệnh.
Việc tiêu thụ mì ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Ngoài ra, thường xuyên ăn mì tôm cũng khiến cơ thể gặp phải các vấn đề này:
Tạo gánh nặng cho dạ dày, hệ tiêu hóa
Mì là thực phẩm khó tiêu nhất cho dạ dày. Mì tôm chủ yếu được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Hơn nữa, trong mì cũng chứa nhiều hương liệu, chất phụ gia, ăn quá thường xuyên không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung.
Ăn quá nhiều mì ăn liền cũng có thể gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày,…
Gây béo phì, thừa cân
Ăn quá nhiều mì tôm khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo, dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao. Từ đó gây ra béo phì và gia tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan tới béo phì như cholesterol cao, tiểu đường, tim mạch,… Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh,…
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Dung nạp quá nhiều chất chống oxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Hại thận, gây sỏi thận
Trong mì ăn liền thường có chứa nhiều muối. Ăn thực phẩm có lượng muối cao như vậy vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Bên cạnh đó, mì tôm cũng chứa nhiều phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Ăn nhiều có thể gây loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi.
Gây bệnh tiểu đường, tim mạch
Ăn mì tôm thường xuyên cũng gây nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Lý do là bởi trong mì tôm có nhiều chất béo bão hòa.
Gây ung thư
Các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa,… trong mì tôm có thể gây táo bón nếu ăn nhiều. Phân lưu lại thời gian dài trong đại trang dễ dẫn đến ung thư trực tràng.
Gây nóng trong
Mì tôm thường được chế biến bằng dầu nóng ở nhiệt độ cao để có độ giòn và dai. Vì vậy sau khi ăn mì tôm chúng ta thường cảm thấy khát nước và khô miệng. Các bác sĩ cũng khuyến cáo việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây cảm giác nóng trong người, nhiệt miệng và nổi mụn.
Để làm giảm bớt tác hại của mì tôm bạn nên ăn mì tôm đúng cách:
– Ăn mì tôm với rau củ, thịt, trứng, hải sản,…
– Chần mì với nước sôi trước khi nấu.
– Chỉ nên sử dụng nửa gói gia vị có sẵn.
– Chỉ ăn mì, không nên húp nước.
– Sau khi ăn mì tôm nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước. (T/H)