Thursday, January 23, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chung kết Champions League: Chelsea thắng Man City 1-0, cả hai tiếp tục ‘thống trị’ bóng đá Anh

PORTO, Bồ Đào Nha – Kết quả trận chung kết Champions League hôm Thứ Bảy, 29 Tháng Năm, cho thấy chiếc cúp vô địch UEFA quay trở lại thủ đô London, Anh, chứ không đến thành phố Manchester, sau khi các cầu thủ mặc áo xanh đậm (Chelsea) thắng các đối thủ mặc áo xanh lợt (Manchester City) 1-0 nhờ bàn thắng của tiền đạo Kai Havertz (người Đức), 21 tuổi, ghi vào phút 42 của hiệp một.

Dàn tấn công của Chelsea làm hậu vệ và thủ môn của Man City tê liệt một phần nhờ vào lối chơi mạnh mẽ của cầu thủ trẻ người Mỹ, Christian Pulisic, 22 tuổi.

Chelsea vô địch Champions League: Đừng dạy tỷ phú tiêu tiền! - 1
Trong cả 3 mùa giải lọt vào chung kết Champions League, Chelsea đều thay tướng giữa dòng.
Các cầu thủ của Chelsea vui mừng với chiếc cúp vô địch Champions League 2021. (Hình: AP/Pool)

Pulisic, hiện là thành viên đội tuyển Mỹ, mới chơi trận thứ nhì cho Chelsea, trở thành người Mỹ đầu tiên đoạt chức vô địch Champions League.

Đây là lần thứ nhì câu lạc bộ bóng đá ở London đoạt chức vô địch Champions League, sau lần đầu tiên năm 2012.

Chiến thắng của Chelsea hôm Thứ Bảy cũng nhấn chìm ước mơ lần đầu tiên đoạt cúp của Man City.

Dù đội nào thắng Champions League, sự kiện Chelsea và Man City vào chung kết, cùng với những gì xảy ra trong thời gian qua, cho thấy hai câu lạc bộ này sẽ tiếp tục đứng đầu giải Premier League của Anh trong thời gian tới.

Trong bài phân tích về lý do tại sao hai đội Chelsea và Manchester City vào chung kết Champions League 2021, và “thống trị” bóng đá Anh trong một thập niên qua, mà ESPN đăng ngày 26 Tháng Năm, cây viết cột trụ chuyên về bóng đá Mark Ogden phân tích rất tỉ mỉ về những chiến lược của giới lãnh đạo của hai câu lạc bộ bóng đá tiêu biểu này của “quần đảo Sương Mù.”

Chelsea vô địch Champions League: Đừng dạy tỷ phú tiêu tiền! - 3
Tỷ phú Abramovich vẫn thành công với triết lý “thay HLV như thay áo” của mình.

Ở một khía cạnh nào đó, trận chung kết Champions League giữa Chelsea và Man City chứng minh rằng tiền bạc mua được thành công. Chelsea là đội bóng do một nhà tài phiệt người Nga gốc Do Thái, Roman Abramovich, tài trợ, chống lại Manchester City, được lớn mạnh qua sức mạnh tài chính của Sheikh Mansour, chính trị gia quyền lực và giàu có của Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).

Đây là hai câu lạc bộ từ “hạng sang” trở thành “siêu sang” của bóng đá Anh trong vòng chưa đầy 20 năm.

Kể từ khi Sheikh Mansour lãnh đạo Man City vào năm 2008, đội này giành được 13 trong số 22 danh hiệu lớn.

Trong khi đó, Chelsea đạt được 16 trong tổng số 26 giải đấu và cúp lớn mọi thời đại, kể từ khi ông Roman Abramovich mua lại câu lạc bộ vào năm 2003.

Khoản đầu tư của ông Abramovich giúp Chelsea đoạt chức vô địch Champions League 2012, sau khi thắng Bayern Munich 4-3.

VIDEO (BẤM VÀO NÚT TRÊN ĐỂ XEM): HIGHLIGHTS: Manchester City v Chelsea | UEFA Champions League Final.
Kai Havertz hạnh phúc với bàn thắng giúp Chelsea vô địch Champions League - 1
Tiền đạo Kai Havertz (số 29) của Chelsea dẫn bóng qua thủ môn Ederson Santana de Moraes của Manchester City ghi bàn duy nhất trong trận chung kết Champions League. (Hình: Pool via AP)
Ngôi sao nào xuất sắc nhất trận chung kết Champions League? - 1
Ederson bị Havertz đánh bại trong bàn thua duy nhất của Man City.

Ở Anh, bất chấp sức mạnh truyền thống của Manchester United, Liverpool, và Arsenal, hai đội Man City và Chelsea rõ ràng thống trị làng bóng xứ sở này trong thập niên qua.

Hai đội này giành được bảy trong số 10 chức vô địch Premier League, bỏ xa các đội còn lại các danh hiệu khác giành được.

Trong thời hoàng kim đó, Man City thắng chín giải và Chelsea thắng tám giải, Manchester United thắng bốn giải (chưa kể trận thắng Villarreal của giải Europa League hôm thứ Tư 25 Tháng Năm). Hai đội theo sau là Arsenal và Liverpool.

Nhưng có thực sự là tất cả chỉ vì tiền của Abramovich và Sheikh Mansour?

Không nghi ngờ gì nữa, hai tỷ phú này sử dụng sức mạnh tài chính của mình để thu hút một số cầu thủ xuất sắc nhất thế giới đến so giày tại hai sân vận động Stamford Bridge và Etihad Stadium.

Mặc dù các câu lạc bộ khác tương đối cũng còn may mắn mua được cầu thủ giỏi, nhưng không thể so sánh với Chelsea và Man City.

Ở cả hai câu lạc bộ này, việc đầu tư vào cầu thủ tương đương với chi phí hậu trường sân cỏ, như tuyển dụng các quản trị viên và huấn luyện viên giỏi nhất, cũng như xây dựng cơ sở đẳng cấp thế giới để các cầu thủ tập luyện.

Một lần nữa, nhà báo Mark Ogden khẳng định, không nghi ngờ gì nữa, các cuộc đàm phán về tiền bạc, “money talk,” chính là là lý do tại sao Chelsea và Man City đụng độ trong trận chung kết Champions League 2021 tại sân vận động Dragao Stadium ở Porto, Bồ Đào Nha, ngày Thứ Bảy, 29 Tháng Năm.

ESPN đã đi sâu vào chi tiết để xác định lý do tại sao chi tiêu chuyển nhượng, hoặc mua bán cầu thủ, không phải là lý do duy nhất khiến hai đội này trở thành hùng mạnh của Anh, và thậm chí có thể là của Châu Âu.

Kai Havertz hạnh phúc với bàn thắng giúp Chelsea vô địch Champions League - 2
Kai Havertz không kiềm chế được cảm giác hạnh phúc sau trận đấu (Hình Getty).
Tiền đạo Kai Havertz của Chelsea bày tỏ vui mừng sau khi ghi bàn thắng. (Hình: Pool via AP)

Chuyển nhượng cầu thủ

Khi phân tích các yếu tố chính dẫn đến sự trỗi dậy của Man City và Chelsea, chi tiêu chuyển nhượng sẽ luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Hai câu lạc bộ đã thay đổi bộ mặt bóng đá khá đơn giản với việc đầu tư rất lớn vào cầu thủ.

Mùa Hè năm ngoái Chelsea chi $315 triệu, vượt qua mốc $2.8 tỷ về giới hạn tài chánh để chiêu mộ cầu thủ kể từ khi tỷ phú Abramovich lãnh đạo, trong đó có hợp đồng $102 triệu với trung vệ Kai Havertz, mua từ Bayer Leverkusen về, tạo kỷ lục mới về số tiền trả cho một cầu thủ của câu lạc bộ.

Trong khi đó, Man City cũng chi $2.4 tỷ tiền chuyển nhượng trong 13 năm kể từ khi Sheikh Mansour nắm quyền. Bản hợp đồng kỷ lục của bóng đá Anh khi Man City mua Robinho từ Real Madrid với giá $46 triệu vào Tháng Chín, 2008, rõ ràng báo trước chuyện gì sẽ đến.

Các nguồn tin tiết lộ với ESPN rằng Man City đã bắt tay vào một “chiến lược gấp rút mua lại cầu thủ.” Đây là chủ ý của ông chủ Sheikh Mansour trong những năm đầu nắm quyền sở hữu đội nhằm thu hẹp khoảng cách với Chelsea và Manchester United.

Từ năm 2008 đến năm 2011, Man City chi $421 triệu chỉ để mua bán cầu thủ. Tuy nhiên, mặc dù Man City bỏ ra khoản chi tiêu lớn đó dưới thời Sheikh Mansour, bản hợp đồng kỷ lục của Man City là $91 triệu tương đối khiêm tốn dành cho hậu vệ Ruben Dias của Benfica vào mùa hè năm ngoái.

Trong 10 năm qua, chi tiêu ròng của Man City (tổng chi phí cho các cầu thủ trừ đi tổng phí nhận được qua các vụ chuyển nhượng) cho các cầu thủ là $1.3 tỷ, mức cao nhất so với các đội của Premier League trong thời kỳ đó.

Manchester United đứng thứ hai với $1.2 tỷ. Chelsea, trong khi đó, được hưởng lợi từ việc bán tiền đạo Eden Hazard với giá $146 triệu cho Real Madrid.

Man City rõ ràng có lời từ việc bán các cầu thủ như trường hợp của tiền đạo Leroy Sane chuyển đến Bayern Munich vào mùa Hè năm ngoái. Trong thương vụ này, Man City lời $57.3 triệu, cao hơn mức giá $47 triệu của hậu vệ Danilo (Juventus). Đây là vụ chuyển nhượng với số tiền kỷ lục của câu lạc bộ.

Champions League anh 5
N’Golo Kante có thêm danh hiệu lớn. Anh đã vô địch Premier League, Europa League và chinh phục đỉnh cao World Cup cùng tuyển Pháp. Trong trận chung kết, Kante chơi ấn tượng để giúp Chelsea trụ vững trước sức mạnh của hàng tiền vệ Man City.
Sai lầm chết người của HLV Pep Guardiola khiến Man City thua đau Chelsea - 2
Tiền vệ trụ Gundogan đã không thể ngăn cản các pha tấn công đến từ Chelsea.

Chương trình phát triển cầu thủ năng khiếu

Một nguồn tin tiết lộ với ESPN rằng Chelsea và Man City đang đi trước các đối thủ ở Premier League “vài năm ánh sáng” khi nói đến việc phát triển các cầu thủ trẻ thông qua hệ thống học viện của họ.

Chelsea khởi đầu trước Man City trong lĩnh vực này, ưu tiên việc này trong những năm đầu tiên ông Abramovich làm chủ đội, và cho “ra lò” 46 học viên khoác áo của đội hình chính của đội kể từ năm 2003.

Trong trận đấu với Chelsea vào Thứ Bảy, 29 Tháng Năm, các cầu thủ Mason Mount, Andreas Christensen, Callum Hudson-Odoi, Tammy Abraham, Reece James, và Billy Gilmour đều có thể hoàn thành chặng đường từ học viện đến trận chung kết Champions League, vì có thể được ra sân ở Porto.

Hậu vệ Nathan Ake của Man City là một sản phẩm khác của học viện Chelsea.

Champions League anh 1
Phút 56, De Bruyne va chạm với Antonio Rudiger. Trung vệ của Chelsea dùng cả thân người ập vào De Bruyne, khi tiền vệ người Bỉ đang di chuyển ở tốc độ cao.
Champions League anh 2
Pha va chạm khiến cả De Bruyne và Rudiger bị choáng. De Bruyne là người đau hơn khi bị tác động trực tiếp vào vùng mặt.
Ngôi sao nào xuất sắc nhất trận chung kết Champions League? - 2
Tiền vệ người Bỉ nằm sân gần 5 phút. Anh đứng dậy, nhưng không thể tiếp tục trận đấu. Sau đó, De Bruyne bật khóc khi trận chung kết Champions League sớm khép lại với cá nhân anh.

Chelsea vô địch FA Youth Cup bảy lần kể từ năm 2010 và hai lần về nhì trong khoảng thời gian đó. Đội bóng dưới 19 tuổi của câu lạc bộ cũng vô địch UEFA Youth League vào năm 2015 và năm 2016. Neil Bath, trưởng nhóm phát triển thanh thiếu niên của Chelsea, được huấn luyện ở câu lạc bộ từ năm 1993.

Man City cũng áp dụng hệ thống hóa thế hệ trẻ của Chelsea như một mô hình cho học viện của riêng họ và hiện đang chứng kiến thành quả đầu tư của họ trong hình dáng của Phil Foden, 20 tuổi, người gia nhập câu lạc bộ khi mới 4 tuổi, hiện là người tốt nghiệp với giải thưởng của chương trình phát triển thanh thiếu niên của họ và trở thành nhân vật chủ chốt trong đội bóng của huấn luyện viên Pep Guardiola mùa này.

Kể từ năm 2008, 44 học viên tốt nghiệp học viện được vào đội hình chính của Man City, và mặc dù câu lạc bộ chỉ giành được một FA Youth Cup trong 10 năm qua, nhưng vào chung kết bốn lần, dù trong ba lần thất bại đều bị thua Chelsea. Mùa giải này, Man City đã giành chức vô địch Premier League U23 và U18.

Cả hai câu lạc bộ bị chỉ trích vì phương cách “thu hoạch,” hưởng lợi về phần mình nhiều hơn, trong các hợp đồng ký với những tài năng trẻ xuất sắc nhất toàn cầu và sau đó cho họ cho các câu lạc bộ chị em hoặc các câu lạc bộ đối tác với họ mượn. Trong hai năm 2020 và 2021, Man City cho mượn 32 cầu thủ trẻ của họ, trong khi Chelsea cho mượn 24 người.

Huấn luyện viên Thomas Tuchel (giữa) của Chelsea chúc mừng chiến thắng với tiền đạo Christian Pulisic (số 10), người Mỹ đầu tiên đoạt chức vô địch Champions League. (Hình: AP/Pool)
Dàn sao Chelsea bơi trong tiền sau khi vô địch Champions League - 2
HLV Thomas Tuchel muốn trở thành một phần trong lịch sử Chelsea.

Ủy quyền quản trị

Man City và Chelsea được coi là sử dụng nhóm quản trị viên sắc sảo và đáng nể nhất trong thao trường, mà trong đó hai ông chủ Roman Abramovich và Sheikh Mansour lần lượt giao việc điều hành các câu lạc bộ của họ cho bà Marina Granovskaia và ông Khaldoon al Mubarak.

Bà Granovskaia, một người Canada gốc Nga, từng làm việc cho ông Abramovich và trỏ thành “cánh tay mặt” của ông tại công ty dầu khí Sibneft vào năm 1997. Trước đó, trong thời gian làm việc trong hội đồng quản trị Chelsea, bà Granovskaia được thăng chức làm giám đốc điều hành Chelsea vào năm 2014 và được giao nhiệm vụ giám sát chuyển nhượng và hoạt động thương mại của câu lạc bộ. Các nguồn tin trong làng bóng đá tiết lộ với ESPN rằng bà Granovskaia là một nhà đàm phán đáng gờm và được ông Abramovich hoàn toàn tin tưởng.

Tại Man City, ông Mubarak kết hợp vai trò chủ tịch với vị trí giám đốc điều hành của Mubadala Development Company, quỹ tài sản có chủ quyền của Abu Dhabi với tài sản trị giá $523 tỷ.

Công việc của ông Mubarak là giám sát việc thuê các cựu giám đốc điều hành của Barcelona là ông Ferran Soriano và ông Txiki Begiristain vào năm 2012 làm giám đốc điều hành và giám đốc bóng đá tại Man City. Các nguồn tin tiết lộ với ESPN rằng ông Guardiola đã chuyển đến Man City vào năm 2016 để làm việc với ông Soriano và ông Begiristain, nhưng quyết định ký hợp đồng mới của huấn luyện viên người Tây Ban Nha trong mùa giải này là do sự ngưỡng mộ của ông dành cho ông Mubarak.

Trục quyền lực của Man City là hai nhân vật Al Mubarak và Soriano. Ý kiến của họ trong các cuộc họp của Man City cũng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của đội trong thời gian gần đây cũng như ảnh hưởng của ông Guardiola đối với đội bóng.

Sai lầm chết người của HLV Pep Guardiola khiến Man City thua đau Chelsea - 1
Sergio Aguero khóc trong ngày Man City gục ngã trước Chelsea ở chung kết Champions League.
Ngôi sao nào xuất sắc nhất trận chung kết Champions League? - 3
Azpilicueta thi đấu đầy quả cảm trước Man City.

Cơ sở hạ tầng

Trung tâm huấn luyện Cobham của Chelsea, có chi phí xây dựng $28 triệu trước khi khánh thành vào năm 2007, là nơi tổ chức tất cả các hoạt động bóng đá của câu lạc bộ, bao gồm cả đội nam và nữ. Trung tâm có 30 sân, ba sân có hệ thống sưởi dưới lòng đất và sáu sân đáp ứng các tiêu chuẩn của Premier League, cùng các tiện nghi bổ sung như hồ bơi và một trung tâm phục hồi sức khỏe.

Trước khi thành lập trung tâm huấn luyện cao cấp ở Cobham, Chelsea dùng cơ sở cũ bị cho là lạc hậu ở gần phi trường Heathrow. Việc Chelsea chuyển đến Cobham được huấn luyện viên Jose Mourinho mô tả là một “bước tiến quan trọng” lần đầu tiên trong đời.

Ở Manchester, trung tâm đào tạo cầu thủ thành phố (CFA) tại Etihad, được xây dựng để sánh vai với trung tâm Milanello nổi tiếng thế giới của AC Milan, với chi phí xây dựng $283 triệu trước khi khánh thành vào năm 2014. Trung tâm này là nơi sinh hoạt của tất cả các đội của Man City và cũng có một sân vận động nhỏ dành cho các đội trẻ của câu lạc bộ và đội nữ. CFA cũng có một khu biệt lập kín đáo dành riêng cho các cầu thủ của ông Guardiola tập luyện trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cầu thủ Marcos Alonso (số 3) của Chelsea an ủi cầu thủ Oleksandr Zinchenko của Manchester City sau khi trận chung kết Champions League kết thúc. (Hình: AP/Pool)

Sự hấp dẫn

Theo ESPN, khả năng cạnh tranh với các câu lạc bộ Manchester trên thị trường chuyển nhượng của Chelsea phụ thuộc vào việc câu lạc bộ khai thác được hai yêu tố: Khoản đầu tư của ông Abramovich và vị thế của đội bóng thành công nhất của London trong thời gian gần đây.

Cả Manchester City và Manchester United đều bị buộc phải trả lương cao hơn trong quá khứ để thuyết phục các cầu thủ chuyển đến Manchester thay vì London, và Chelsea coi vị trí của họ ở thủ đô như một phương án trung tâm trong chiến lược chiêu mộ của mình. Vào năm 2012, Chelsea phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Man City và Man Utd để ký hợp đồng với Hazard, lúc đó đang khoác áo Lille, với các nguồn tin nói rằng đời sống sung túc ở London giúp ký hợp đồng với tuyển thủ Bỉ. Chelsea cũng sẽ sử dụng sự hấp dẫn của London trong nỗ lực ký hợp đồng với Erling Haaland của Borussia Dortmund.

Man City, trong khi đó, chỉ ra rằng họ có đẳng cấp trong mọi lĩnh vực – sân tập tầm cỡ thế giới, sự hiện diện của ông Guardiola, thành công nhất quán – là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các cầu thủ.

Sai lầm chết người của HLV Pep Guardiola khiến Man City thua đau Chelsea - 3
Pep Guardiola đã trải qua 10 mùa giải thất vọng khi không thể đăng quang chức vô địch Champions League lần thứ 3.
Man City vỡ mộng ở Champions League: Khi Pep Guardiola tẩu hỏa nhập ma… - 1
Pep Guardiola bỏ lỡ lần thứ 3 đăng quang chức vô địch Champions League vì những sai lầm trong chiến thuật của mình.
Man City vỡ mộng ở Champions League: Khi Pep Guardiola tẩu hỏa nhập ma… - 2
Sự tính toán quá nhiều của Pep Guardiola đã khiến cho Man City không thể hiện được mình.

Tương lai

Tương lai tươi sáng cho cả hai câu lạc bộ trước trận chung kết Champions League cho thấy sự sung mãn đang có ở Etihad và Stamford Bridge.

Huấn luyện viên Guardiola cam kết ở lại với Man City ít nhất là đến cuối mùa giải 2022-23, sau khi gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ vào đầu thời hạn này.

Trong khi đó, huấn luyện viên Thomas Tuchel cũng có thể được thưởng bằng một hợp đồng dài hơn vào mùa Hè này sau khi thay hình đổi dạng cho Chelsea ngày càng lớn mạnh kể từ khi huấn luyện viên Frank Lampard bị sa thải. Hợp đồng tạm của ông Tuchel ký hồi Tháng Giêng năm nay kéo dài 18 tháng.

Tiền vệ Kevin De Bruyne của Man City cũng vừa ký hợp đồng dài hạn mới, Raheem Sterling là một cầu thủ khác cũng sẽ đồng ý một hợp đồng mới trong khi tương lai của Man City được bảo đảm đối với các cầu thủ trẻ như Foden, Dias, và Ferran Torres.

Chelsea cũng có nhiều cầu thủ ở độ tuổi 20 như Havertz, Mason Mount, Christian Pulisic, và Timo Werner, và họ sẽ cạnh tranh với Man City trong cuộc đua ký hợp đồng với Haaland và Harry Kane trong kỳ chuyển nhượng sắp tới.

Sự kiện cả hai câu lạc bộ đều được bảo đảm suất tham dự Champions League mùa tới dưới sự dẫn dắt của những huấn luyện viên ưu tú, và với sự hậu thuẫn của những ông chủ cực kỳ giàu có, kỷ nguyên thống trị của Chelsea và Man City có thể sẽ tiếp tục kéo dài thêm 10 năm nữa. (T/H, N/V)