Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chiến dịch ‘Nói không với đồ nhựa’ tại Úc vào Tháng 7 này


‘Plastic Free July’ (Tháng 7 – Nói không với đồ nhựa) là một chiến dịch toàn cầu nhằm giảm tiêu thụ nhựa, được phát động năm 2024 với một loạt ‘mẹo’ để giảm mức tiêu thụ nhựa dùng một lần.

Hình ảnh cắt ra video quảng bá cho chiến dịch “Plastic Free July” (Tháng 7 – Nói ‘không’ với đồ nhựa). Hình plasticfreejuly.org

là một trong những nước sử dụng nhựa dùng một lần nhiều nhất trên thế giới. Năm 2021, mỗi người dân Úc tiêu thụ 147 kg nhựa và chỉ 14% nhựa được tái chế.

Theo nhận định của bà Britta Denise Hardesty, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc (CSIRO), hành động cá nhân là rất quan trọng và có thể bổ sung cho những thay đổi luật pháp hoặc thỏa thuận quốc tế rộng hơn, chẳng hạn như nghị quyết lịch sử nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa đã được ký kết tại Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc năm 2022.

Bà Hardesty cho rằng hiện giờ nhận thức cũng như sự quan tâm của công chúng Úc đối với vấn đề rác thải nhựa đã gia tăng. Điều này được thể hiện rõ qua các chương trình hành động của những chiến dịch như Clean Up Australia (Dọn sạch sẽ Úc) và “Plastic Free July”, mang lại lợi ích tập thể và làm thay đổi xã hội. Chiến dịch “Plastic Free July” đề xuất thực hiện các thay đổi như không tiêu thụ đồ uống đóng chai, hạn chế sử dụng túi nhựa, không sử dụng cốc dùng một lần, tránh bọc thực phẩm bằng nhựa, sử dụng bánh xà phòng thay vì xà phòng đóng chai, hạn chế dùng trà túi lọc, mang theo các thùng chứa có thể tái sử dụng.

Theo chuyên gia về tính bền vững Rebecca Prince-Ruiz, sống tại thành phố Perth, Úc và cũng là người phát động chiến dịch này từ năm 2011, những thay đổi hành vi nói trên có thể có tác động tích lũy lớn và trong 5 năm qua, những người tham gia chiến dịch này đã giúp giảm được 1.4 tỷ kg nhựa.

Mặc dù thừa nhận rằng nhiều người có thể chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ trong cuộc sống của họ và có thể không làm theo tất cả các đề xuất của chiến dịch, song bà Prince-Ruiz cho rằng chiến dịch đang dần khuyến khích mọi người sử dụng ít đồ nhựa hơn.

Bà Prince-Ruiz cũng lưu ý rằng năm 2024 là năm đặc biệt quan trọng để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa vì các thành viên đã ký nghị quyết của Liên hợp quốc hiện đang đàm phán một thỏa thuận ràng buộc pháp lý quốc tế, dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay.

Chiến dịch này đề xuất thực hiện các thay đổi như:

  • Tránh tiêu thụ đồ uống đóng chai
  • Hạn chế sử dụng túi nhựa
  • Không sử dụng cốc dùng một lần
  • Tránh bọc thực phẩm bằng nhựa
  • Sử dụng bánh xà phòng thay vì xà phòng đóng chai
  • Hạn chế dùng trà túi lọc.
  • Mang theo các thùng chứa có thể tái sử dụng

Hiện có một số quốc gia trên thế giới đã và đang hưởng ứng chiến dịch “Plastic Free July”, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc. Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Bộ Năng lượng Mỹ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 phát triển các giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng hơn 50%, giải quyết hơn 90% đồ nhựa và giảm hơn 50% lượng khí thải nhà kính.

Trong khi đó, Nhật Bản đang thực hiện chiến lược tái chế nhựa đối với các loại nhựa sử dụng một lần.

Indonesia cũng ban hành nghị định đề ra kế hoạch giảm rác thải nhựa trên biển vào năm 2025. Bên cạnh đó, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã ban hành lộ trình giảm 30% rác thải nhựa không tái chế vào năm 2030.

Bắt đầu từ tháng 7/2022, Ấn Độ đã cấm sản xuất và sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Các tiểu bang vùng Đông Bắc Ấn Độ đang thúc đẩy các sản phẩm thay thế nhựa từ tre với nỗ lực mang lại cơ hội kinh tế cho cộng đồng bản địa địa phương. Ở các vùng khác nhau, đĩa, ống hút và các vật liệu thay thế khác cho nhựa dùng một lần đang được làm từ mía, lá cây…

Trong khi đó, từ năm 2021, Trung Quốc đã cấm túi nhựa và sản phẩm dùng một lần tại các thành phố lớn, ống hút dùng một lần cũng bị cấm trên toàn quốc. (T/H, tintuc)