Tối ngày 07/05 và 08/05, người dân Úc đã được chứng kiến hiện tượng “Siêu trăng hoa” cuối cùng của năm 2020. Đây là “Siêu trăng hoa” đẹp nhất được ghi nhận trong năm nay vì nằm trong phạm vi ở gần nhất với Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Nếu quý vị bỏ lỡ thì phải đợi đến năm sau khi “Siêu trăng hoa” dự kiến xuất hiện vào ngày 26 tháng 4 và 26 tháng 5/2021.
Hiện tượng siêu Trăng cuối cùng của năm 2020, còn được gọi là “siêu Trăng hoa”, đã diễn ra vào tối ngày 7/5 trên toàn cầu khi Mặt Trăng tới gần điểm cực địa, khoảng cách với Trái Đất là gần nhất trong cả năm. Giới chuyên môn gọi đây là “siêu Trăng hoa” vì Trăng sáng, to và rõ nhất. Ảnh: Reuters.
Cặp đôi ngắm siêu Trăng tại một ngọn núi ở Arizona. Theo CNN, việc đặt tên cho hiện tượng là “siêu Trăng hoa” bắt nguồn từ cách người châu Mỹ bản địa quan sát Mặt Trăng. Ảnh: Reuters.
Theo NASA, Mặt Trăng sẽ tròn đầy trên bầu trời trong 3 ngày. Trong ảnh là siêu Trăng được quan sát tại New York, Mỹ. Ảnh: Getty.
“Siêu Trăng hoa” được xem là điềm lành của mùa xuân ở Bắc bán cầu. NASA cho biết quan niệm này bắt nguồn từ phương thức dự đoán thời tiết Maine Farmers Almanac vào những năm 1930. Ảnh: AP.
Thuật ngữ “siêu Trăng” mô tả thời điểm Mặt Trăng có khoảng cách gần nhất với Trái Đất trên quỹ đạo Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời. Khi đó, Mặt Trăng trông sáng và lớn hơn so với bình thường. Ảnh: Getty.
Có thể nói “siêu Trăng hồng” vào tháng 4 là siêu Trăng lớn nhất năm 2020, còn “siêu Trăng hoa” trong tuần này là siêu Trăng đẹp nhất. Ảnh: Getty.
Thời điểm dễ quan sát siêu Trăng nhất là vào hoàng hôn. Bạn chỉ cần nhìn ra ngoài theo hướng đối diện Mặt Trời lặn là sẽ thấy được toàn cảnh siêu Trăng. Ảnh: Reuters.
Lần tiếp theo hiện tượng siêu Trăng xảy ra sẽ là tháng 4/2021. Ảnh: Getty.
Siêu trăng xuất hiện trên bầu trời Caracas, thủ đô Venezuela, hôm 7/5. Đây là lần siêu trăng tròn thứ tư và cũng là cuối cùng trong năm 2020, theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Ảnh: Reuters
Siêu trăng là hiện tượng trăng non hoặc trăng tròn về điểm cận địa, hoặc ở trong khoảng 90% điểm cận địa, tức vị trí mà Mặt Trăng gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo, theo nhà thiên văn học Richard Nolle. Theo định nghĩa này, một năm thông thường có thể có 3 đến 4 kỳ “siêu trăng tròn” liên tiếp và 3 đến 4 kỳ “siêu trăng non” liên tiếp”. Trong ảnh, siêu trăng được quan sát từ Tetbury, Anh, hôm 7/5. Ảnh: Reuters
Theo NASA, siêu trăng lần này xuất hiện vào khoảng khoảng 6h45 ngày 7/5, giờ miền Đông Mỹ, tức 17h45 ngày 7/5, giờ Việt Nam. Tuy nhiên, trăng tròn sẽ kéo dài trong 3 ngày trước sau thời điểm này. Trong ảnh, người dân tập trung về tháp St Michael ở Glastonbury, Anh, để chiêm ngưỡng siêu trăng. Ảnh: Reuters
Siêu trăng lần này còn được gọi là “trăng hoa” theo cách gọi của thổ dân bản địa vùng đông bắc nước Mỹ, vì hoa thường nở rộ vào thời điểm này trong năm. Các tên gọi khác là “trăng trồng ngô”, “trăng sữa”… Ảnh trên là “trăng hoa” hôm 7/5 được chụp tại Chesterton, Anh. Ảnh: Reuters
“Trăng hoa” năm nay trùng với lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch), tức ngày Đức Phật ra đời, một sự kiện quan trọng đối với tín đồ Phật giáo. Năm nay là năm nhuận, có hai tháng 4 theo âm lịch. Trong ảnh là siêu trăng được nhìn thấy ở Belarus. Ảnh: Reuters
Kỳ siêu trăng này cũng rơi vào thời điểm giữa tháng chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, thời gian các tín đồ thực hành nhịn ăn từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Ảnh trên là siêu trăng trên bầu trời Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Ba kỳ siêu trăng trước trong năm 2020 đã diễn ra vào các ngày 9/2, 10/3 và 8/4. Trong ảnh, siêu trăng được quan sát trên bầu trời miền Nam Israel.
Siêu trăng nhô lên từ dãy núi ở Kathmandu, Nepal.
Siêu trăng trên bầu trời Tokyo, Nhật Bản.
“Trăng hoa” tỏa sáng sau Tượng đài Độc lập ở Almaty, Kazakhstan.
Đỉnh Tháp Shard, biểu tượng của London, hiện lên trên nền siêu trăng sáng rực.
Siêu trăng lơ lửng trên bầu trời thủ đô Vienna của Áo.
Siêu trăng đỏ rực ló lên từ đường chân trời, bên cạnh một cối xay gió ở Anh.
Siêu trăng được nhìn thấy phía sau tháp Buji Khalifa ở Dubai, tòa nhà cao nhất thế giới.