Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Các yêu cầu đeo khẩu trang làm tăng tỷ lệ tử vong –theo nghiên cứu về Covid


THE JEWISH VOICE  by Art Moore – 29/05/2022

Một nghiên cứu so sánh dữ liệu giữa các hạt thuộc bang Kansas cho thấy, trong số những người bị bắt buộc đeo khẩu trang COVID-19 có tỷ lệ tử vong cao hơn những người không đeo khẩu trang.

Tác giả, bác sĩ người Đức Zacharias Foegen, đã chọn Kansas vì tiểu bang đó cho phép mỗi hạt trong số 105 hạt của mình được quyền quyết định xem có cần đòi hỏi phải khẩu trang hay không. Tổng cộng 81 hạt đã quyết định không thực hiện biện pháp này.

Bài báo được xuất bản bởi tạp chí Y học – Medicine, có tựa đề “Hiệu ứng Foegen: Cơ chế do khẩu trang đóng góp vào tỷ lệ tử vong trong trường hợp COVID-19,” kết luận rằng “trái với suy nghĩ đã được chấp nhận rằng sẽ có ít người chết hơn vì tỷ lệ nhiễm trùng giảm do đeo khẩu trang, thì ở nghiên cứu này nó lại không phải là như vậy,” theo trang National File đưa tin.

“Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy rõ ràng rằng, việc đeo khẩu trang thực sự đã gây ra số người chết nhiều hơn khoảng 1,5 lần hoặc số ca tử vong cao hơn 50% so với những người không đeo khẩu trang”.

Công trình nghiên cứu đã gợi ý một cơ sở lý luận cho việc tăng tỷ lệ rủi ro. Đó là hạt virus (virion – trạng thái virus khi còn ở bên ngoài, chưa thâm nhập vào tế bào vật chủ) – “khi xâm nhập hoặc những virus khi ho ra thành giọt được giữ lại trong lớp vải của khẩu trang, và sau khi các giọt bay hơi nhanh chóng, các giọt siêu đặc hoặc virion tinh khiết (virion không nằm trong một giọt nào đó) được hít vào lại từ một khoảng cách rất ngắn khi ta hít không khí vào.”

Lý thuyết của tác giả, được gọi là “Hiệu ứng Foegen”, là khẩu trang làm cho các virion COVID-19 nhỏ đi hơn, cho phép chúng lan sâu hơn vào đường hô hấp.

“Chúng đi qua phế quản và được hít vào sâu trong phế nang, nơi chúng có thể gây ra viêm phổi thay vì chỉ viêm phế quản, đây là một điển hình của một kiểu nhiễm virus.”

Foegen kết luận: “Những phát hiện này cho thấy việc sử dụng khẩu trang có thể gây ra mối đe dọa chưa được biết đến đối với người dùng thay vì việc nó bảo vệ họ, khiến việc đeo khẩu trang trở thành một biện pháp can thiệp dịch tễ học gây tranh cãi.”

Dữ liệu COVID-19 do báo New York Times thu thập cho thấy rằng các quy định đeo khẩu trang không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Tạp chí City Journal của Viện Manhattan đã xuất bản một biểu đồ dựa trên dữ liệu đó để so sánh các trường hợp nhiễm bệnh ở 11 tiểu bang không bao giờ bắt buộc đeo khẩu trang với 39 tiểu bang thì bắt buộc.

Trên thực tế, cố vấn về coronavirus của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, đã nói với Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Sylvia Burwell, trong một email tháng 2 năm 2020, rằng khẩu trang “thực sự dành cho những người bị nhiễm bệnh để ngăn họ lây nhiễm sang những người không bị nhiễm, hơn là bảo vệ những người không bị nhiễm trước những người đã bị nhiễm trùng.

“Loại khẩu trang thông thường bạn mua ở cửa hàng thuốc không thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn virus, là thứ vốn đủ nhỏ để truyền qua lớp vật liệu đó. Tuy nhiên, nó có thể mang lại một số lợi ích nhỏ trong việc ngăn chặn những giọt nước lớn nếu ai đó ho hoặc hắt hơi vào bạn,” giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia viết.

“Tôi không khuyên bạn nên đeo khẩu trang, đặc biệt là vì bạn đang đến một địa điểm có rủi ro rất thấp,” theo Fauci.

Tương tự, Fauci đã lên tiếng phản đối việc che mặt, phổ biến trong bối cảnh đại dịch, trong một cuộc phỏng vấn của chương trình “60 Minutes” vào tháng sau đó. Ông cảnh báo về “hậu quả không mong muốn”, khi nói rằng “không có lý do gì để đi đi lại lại với một chiếc khẩu trang” trong “thời điểm dịch bệnh.”

Fauci sau đó cho biết ông đã nói với người Mỹ rằng họ không cần đeo khẩu trang vì ông muốn đảm bảo có đủ nguồn cung cấp thiết bị này cho nhân viên tuyến đầu.

Tại thời điểm trả lời phỏng vấn, giám đốc điều hành chương trình cấp cứu sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Mike Ryan, cho rằng “không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy việc đeo khẩu trang của dân chúng có lợi ích tiềm năng nào”.

“Trên thực tế, có một số bằng chứng cho thấy điều ngược lại trong việc lạm dụng đeo khẩu trang đúng cách,” ông nói.

Vào thời điểm đó, WHO đã khuyến cáo mọi người không nên đeo khẩu trang, trừ khi họ bị bệnh COVID-19 hoặc đang chăm sóc người bị bệnh.

Vào tháng 3 năm 2020, CDC cũng cho biết khẩu trang “thường không được khuyến khích sử dụng” trong “các cơ sở không chăm sóc sức khỏe”. (T/H, basam)