Tuesday, November 5, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Ai đứng sau những vụ cướp phá và bạo động ở Minneapolis?

Thống đốc Minnesota cho rằng “các nhân tố” khủng bố nội địa, chủ nghĩa cực đoan đã “tấn công Minneapolis”, nhưng Guardian bình luận thành phần người biểu tình đa dạng hơn nhiều.

Trước tình trạng bạo loạn leo thang nhiều ngày liên tiếp, đặc biệt là diễn biến đêm 29/5 tại thành phố Minneapolis, Thống đốc Tim Walz nói thành phố này và thủ phủ St. Paul lân cận đang hứng chịu “một cuộc tấn công” của người từ bên ngoài.

Ông nói số người đến từ bên ngoài chiếm khoảng 80% trong các vụ hôi của và đốt phá. Trong khi đó, lãnh đạo một số cộng đồng da màu cũng cáo buộc hành vi phá hoại là do các phần tử theo chủ nghĩa thượng đẳng da trắng và vô chính phủ lãnh đạo.

Tuy nhiên, Guardian nhận định điều này không sai, nhưng đổ hết trách nhiệm cho yếu tố kích động tư tưởng là các chính trị gia đã tìm kiếm sự dễ dàng về chính trị.

Thống đốc Walz có lẽ muốn tránh nỗi xấu hổ khi cảnh sát và lực lượng Vệ binh Quốc gia không thể đảm bảo thực thi lệnh giới nghiêm, mà đáng lẽ theo lời ông chính là giải pháp chấm dứt hành động phá hoại.

Ai dung sau nhung vu cuop pha va bao dong o Minneapolis? hinh anh 1 Minneapolis.jpg
Người biểu tình đốt phá đồn cảnh sát số 3 của thành phố Minneapolis đêm 28/5. Ảnh: Zuma.

Đổ lỗi cho “người ngoài”

“Tình hình ở Minneapolis không còn là câu chuyện về vụ sát hại George Floyd. Đây là cuộc tấn công vào xã hội dân sự, gieo rắc sự sở hãi và gây rối ren cho thành phố vĩ đại của chúng ta”, thống đốc bang Minnesota đánh giá.

Peggy Flanagan, phó thống đốc bang, cũng quy trách nhiệm tình hình cho những người mà theo bà đã không đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu.

“Có những phần tử thượng đẳng da trắng. Có những người vô chính phủ. Đó là những người đang thiêu rụi các thiết chế cốt lõi cho bản sắc của chúng ta”, bà chia sẻ.

Emilia Conzalez Avalos, giám đốc tổ chức cộng đồng Mavigate MN, cho rằng người ngoài đến “gây tổn hại và đau thương cho những nơi vốn đã có tổn hại và đau thương”.

Lãnh đạo một số cộng đồng còn nghi ngờ mục tiêu của leo thang bạo lực là lật đổ chính quyền. Điều này cũng được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Bar đề cập đến ngày 30/5, theo Guardian.

Cách lý giải dựa trên những nhân tố kích động bên ngoài không phải hoàn toàn thiếu cơ sở. Bộ phận người biểu tình hung hăng nhất khi đối đầu cảnh sát lại là người da trắng trẻ tuổi, mặc đồ đen, phần lớn có vẻ không rành đường xá tại Minneapolis.

Họ hoạt động thành nhóm, phun sơn và vẽ ra các thông điệp đậm chất chính trị nhất, không chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi công lý cho George Floyd hay phản đối cảnh sát thông thường.

Ai dung sau nhung vu cuop pha va bao dong o Minneapolis? hinh anh 2 Minneapolis_2.jpg
Phía nam thành phố Minneapolis bị nhấn chìm trong biểu tình và bạo loạn trong nhiều đêm liên tiếp khiến nhiều khu nhà bị phá hoại nghiêm trọng. Ảnh: AFP.

Diễn biến thực tế khác với nghi ngờ

Dù vậy, Guardian cho rằng lời khẳng định nhân tố bên ngoài gây nên hỗn loạn ở Minneapolis cũng không đúng với những gì đã diễn ra trên thực tế. Phần lớn những người đập phá các toàn nhà và hôi của được ghi nhận là người dân sống trong thành phố, trong đó gồm cả người dân khu vực xảy ra hỗn loạn nhiều nhất – Phố Lake.

Họ không nhắm đến lật đổ bất kỳ thứ gì. Phần lớn họ có vẻ quan tâm hơn vào việc mang đồ về nhà từ cửa hàng quần áo Target hay tiệm bán rượu vừa bị đập phá. Một số chỉ muốn xả hết cơn phẫn nộ của họ.

Giữa bối cảnh biểu tình nhấn chìm cả khu vực phía nam Minneapolis, người tham gia có thể được nhận diện theo nhiều nhóm khác nhau: từ người gia trắng trẻ tuổi mặc đồ đen và phối hợp theo cụm; đến người địa phương, gồm cả người Mỹ gốc Phi, gốc Latin lẫn dân da trắng dành trọn tâm trí đòi công lý cho George Floyd và bắt giữ những cảnh sát liên quan đến cái chết của ông. Ngoài ra còn có những nhóm người trẻ tuổi cả da trắng lẫn da màu tập trung dẫn đầu các vụ hôi của.

Đôi lúc, những nhóm này cùng nhau biểu tình. Những người được Thống đốc Walz xem là nhân tố vô chính phủ thường xuất hiện cùng với các nhóm đập phá của hàng, nhưng không hứng thú nán lại để lấy cắp đồ đạc. Người biểu tình đòi công lý cho Floyd cũng xuất hiện cùng các nhóm thanh niên da trắng mặc đồ đên, tụ tập bên ngoài đồn cảnh sát số 5.

Thậm chí, dù có một âm mưu nào đó được điều phối kỹ lưỡng nhằm phá hoại Minneapolis, số người cơ hội muốn tranh thủ vận manh của mình cũng chiếm phần không nhỏ trong làn sóng này.

Ở một số địa điểm, ôtô mang biển số bang Minnesota đậu tràn lan chất đồ đạc từ cửa hiệu Target. Hàng dài xe cộ xuất hiện tại một tiệm bán thức uống có cồn để gom bia và rượu. Một số người dùng xe đẩy siêu thị để giành phần nhiều nhất có thể.

Ngoài vụ tấn công và đập phá đồn cảnh sát số 3 của thành phố vào đêm 28/5, bạo động trong hai đêm liên tiếp đã khiến phố Lake tan hoang với đoạn đường bị đốt phá trải dài khoảng 3 km.

Trạm xăng, ngân hàng và cửa hiệu thiết bị ôtô đều bị phá hoại. Những cửa hàng bán lẻ bị cướp hàng hóa, trong đó hiệu thuốc là mục tiêu được để ý nhiều nhất.

Theo Guardian, đây không phải lần đầu hiện tượng trên xảy ra trong biểu tình mang màu sắc bất mãn sắc tộc. Biểu tình từng bùng phát tại Ferguson, bang Missouri, khoảng 6 năm về trước nhằm phản đối cảnh sát giết hại người đàn ông da màu Michael Ferguson. Hôi của và đập phá cũng xuất hiện, phần lướn tập trung gần các địa điểm đụng độ với cảnh sát. Điều khác biệt duy nhất ở Minnesota và nhiều nơi khác vào lần này là quy mô thiệt hại. (Z/N)