Monday, November 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Thủ Tướng Thái: ‘Người biểu tình đi quá xa với đòi hỏi cải cách chế độ quân chủ’

Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 11/8 nói sinh viên biểu tình đã đi quá xa sau khi một tuyên ngôn 10 điểm được công bố để đòi cải cách chế độ quân chủ, vốn được coi là một định chế thiêng liêng theo truyền thống văn hóa bảo thủ của Thái Lan.

Reuters đưa tin, vào đêm thứ Hai 10/8, một đám đông ước lượng từ 3,000 tới 4,000 người tại Đại học Thammasat ở ngoại ô Bangkok, hô to: “Dân chủ Muôn Năm!”, và đòi chấm dứt vị trí độc tôn của quân đội trên chính trường Thái Lan.

Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha

Nhiều người đọc diễn văn, kêu gọi Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Ông Prayuth lên nắm quyền trong cuộc đảo chánh năm 2014.

Nhóm sinh viên thân dân chủ biểu tình tại đại học Thammasat công bố một tuyên ngôn 10 điểm đòi cải cách chế độ quân chủ, và trở thành nhóm sinh viên biểu tình ít nhất là thứ Ba đề cập tới đề tài cấm kỵ trong nhiều thập niên, đặt nghi vấn về vai trò và quyền hành của hoàng gia Thái Lan.

Thái Lan có luật “cấm phạm thượng”, chống những lời lẽ xúc phạm hoặc thóa mạ nhà vua, những ai vi phạm có thể bị phạt với bản án tù tối đa là 15 năm.

Các quan chức trong hoàng cung từ chối bình luận về các cuộc biểu tình của sinh viên, hoặc về bất cứ lời chỉ trích nào đối với hoàng gia.

Người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Thammasat University, Pathum Thani, phía bắc Bangkok. Dòng chữ trên mặt là "Hãy chấm dứt nó với thế hệ này", 10 tháng Tám, 2020.
Người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Thammasat University, Pathum Thani, phía bắc Bangkok. Dòng chữ trên mặt là “Hãy chấm dứt nó với thế hệ này”, 10 tháng Tám, 2020.

Ông Prayuth, từng nắm chức tổng tư lệnh quân đội, nói với các nhà báo rằng ông có theo dõi và rất lo ngại về các cuộc biểu tình đó.

“Có rất nhiều người đang chờ giải quyết các vấn đề của họ, không chỉ có giới trẻ. Hành động như vậy có thích hợp không?”

Ông Prayuth đặt câu hỏi, và tự trả lời:

“Hành động đó đã đi quá xa”, mặc dù ông không trực tiếp bình luận về những đòi hỏi cải cách thể chế quân chủ.

Hồi tháng Sáu, Thủ Tướng Prayuth cảnh cáo người biểu tình chớ có lôi chế độ quân chủ vào các cuộc biểu tình, nhưng ông nói Vua Maha Vajiralongkorn yêu cầu ông chớ bắt giữ bất cứ ai theo luật “cấm phỉ báng vua”.

Quốc vương Maha Vajiralongkorn lên ngôi năm 2016, sau khi Vua cha băng hà, nhưng lễ đăng quang được tổ chức năm 2019, sau thời gian để tang.

Vấn đề liên quan tới thể chế quân chủ là một đề tài nhạy cảm trong xã hội Thái Lan, cuộc biểu tình của sinh viên đã khiến Đại học Thammasat phải công bố thư ngỏ lời xin lỗi công chúng về cuộc biểu tình. Thư nói rằng mặc dù viện đại học ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng không tha thứ một số phát biểu về Hoàng gia Thái Lan, có thể xúc phạm nhiều người. Viện đại học này cho biết sẽ có biện pháp pháp lý để giải quyết vụ việc.

Vẫn theo Reuters, những đòi hỏi của sinh viên gồm: lật ngược lệnh năm 2019, chuyển hai đơn vị quân đội cho nhà vua trực tiếp chỉ huy, và luật năm 2017, giao toàn quyền kiểm soát các tài sản to lớn của hoàng gia cho nhà vua. (VOA)