Tuesday, April 30, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nasa hủy phóng tên lửa Mặt Trăng do lỗi kỹ thuật


Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (Nasa) đã hủy việc phóng tên lửa Mặt Trăng mới khổng lồ của họ – Space Launch System (Hệ thống Phóng Không gian – SLS).

Hình ảnh bệ phóng do vệ tinh chụp
Hình ảnh bệ phóng do vệ tinh chụp.

Giám đốc vụ phóng Charlie Blackwell-Thompson đã hủy bỏ kế hoạch phóng Artemis I do sự cố làm mát động cơ, Nasa cho biết.

Tên lửa lẽ ra được hẹn giờ phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy lúc 08:33 giờ địa phương (22:33 giờ Úc AET; 12:33 GMT; 13:33 BST) vào thứ Hai.

Các nhà khoa học điều khiển vụ phóng Armestis I  đã phải vật lộn để làm cho động cơ trên phương tiện cao 100m được làm mát đến nhiệt độ hoạt động chính xác của nó.

Một trong bốn động cơ khổng lồ mà họ cần để phóng tên lửa đã không thể hạ nhiệt đủ để hoạt động.

Vấn đề lớn đối với các nhà khoa học là thời gian, họ chỉ có hai giờ để đưa tên lửa này vào vị trí phóng.

Nhưng họ đã hết thời gian 2 tiếng, Nasa cho biết.

Thử nghiệm đang được tiến hành để đưa động cơ RS-25 ở dưới cùng của tầng cốt lõi của tên lửa đến giới hạn nhiệt độ thích hợp để cất cánh.

Trước đây, họ đã lo lắng về những gì dường như là một vết nứt trên tên lửa nhưng cuối cùng xác định đó chỉ là sự tích tụ đóng băng.

SLS là tên lửa lớn nhất từng được Nasa phát triển. Nó sẽ được sử dụng để đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng.

Chuyến bay đầu tiên chỉ là một cuộc trình diễn không có ai trên tàu, nhưng các nhiệm vụ phức tạp hơn bao giờ hết được lên kế hoạch cho tương lai sẽ chứng kiến con người sống trên bề mặt Mặt Trăng trong nhiều tuần tại một thời điểm.

Nasa có thể thử lại vào thứ Sáu (2/9), nếu sự cố động cơ có thể được giải quyết dễ dàng.

Tuy nhiên, có khả năng tên lửa phải được quay trở lại cơ sở lắp ráp tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy để thực hiện các công việc mở rộng hơn. Điều này có thể khiến chuyến bay phải đợi tới tháng Chín.

SLS
Tên lửa đẩy của SLS được nhìn thấy ngay trước vụ phóng dự kiến.

‘Không nằm ngoài dự kiến’

Việc hủy bỏ sứ mệnh ngày hôm nay “không phải là điều bất ngờ”, Tiến sĩ Becky Smethurst, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Oxford cho biết. Bà chỉ ra rằng đã có những sơ suất trong các buổi diễn tập hồi đầu năm.

“Nó đúng là khoa học tên lửa,” bà nói với BBC.

Bà cho biết bà “tự tin” rằng một vài ngày nữa sẽ đủ để khắc phục bất kỳ sự cố nào trước khi ra mắt lần thứ hai vào thứ Sáu.

Nasa cho biết các nhà khoa học điều khiển vụ phóng đang tiếp tục đánh giá lý do tại sao thử nghiệm làm mát không thành công và không đủ thời gian để khắc phục.

Khi được phóng đi, tên lửa này sẽ đảm nhận nhiệm vụ phóng đi một tàu thử nghiệm có tên là Orion, ở nơi cách xa Trái Đất.

Chiếc phi thuyền này sẽ bay vòng quanh Mặt Trăng theo hình vòng cung lớn trước khi trở về Trái Đất bằng cú đáp xuống Thái Bình Dương sáu tuần sau đó.

Orion trong chuyến đi đầu tiên sẽ không mang theo phi hành đoành, nhưng nếu như mọi thứ diễn tiến tốt đẹp thì các phi hành gia sẽ có mặt trong các chuyến bay của nó trong tương lai, bắt đầu từ 2024.

Vấn đề khiến đội ngũ kỹ sư quan ngại nhất là lớp vỏ chắn nhiệt của Orion liệu có chịu được mức nhiệt nóng khủng khiếp khi tàu lao trở lại vùng khí quyển của Trái Đất hay không.

Orion sẽ di chuyển với tốc độ rất nhanh, 38,000km/h (24,000mph), tức là nhanh gấp 32 lần tốc độ âm thanh. (T/H, BBC)