Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Australia có thể hợp tác với Trung cộng trong chương trình Vành Đai và con đường.

Kính thưa:

  • Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
  • Hội cựu Quân Nhân Victoria,
  • Quý vị lãnh đạo các hội đoàn, đoàn thể,
  • Giới truyền thông báo chí
  • Cùng toàn thể đồng bào

Australia could partner with China on Belt and Road Initiative project

https://www.theage.com.au/politics/federal/australia-could-partner-with-china-on-belt-and-road-initiative-projects-20200617-p553j9.html

Australia có thể hợp tác với Trung cộng trong chương trình Vành Đai và con đường.

Tổng trưởng Simon Birmingham đã để cửa mở cho Australia hợp tác với Trung cộng trong các công trình tạo dựng hạ tầng cơ sở ở các quốc gia khác, qua thỏa thuận mà Australia đã ký kết với Beijing trong chương trình gây nhiều tranh cãi Vành Đai và Con Đường. Nghị sĩ Simon Birmingham tuyên bố rằng Australia không “đánh đổi giá trị nào của chúng ta” trong việc giao dịch với Trung cộng. Ông thêm rằng hai quốc gia cần phải tôn trọng sự độc lập của nhau và trở lại với một quan hệ mậu dịch mà “đôi bên cùng được lợi”.

Trong bài diễn văn hôm Thứ Tư (17/06/2020) tại Câu Lạc Bộ Báo chí Quốc gia tại Canberra, ông Birmingham cũng tuyên bố thêm rằng Australia sẽ bắt đầu chính thức đàm phán một thỏa thuận về tự do mậu dịch với Anh quốc. Ông nói thỏa thuận này sẽ mở ra những cánh cửa mới cho nông dân, doanh nhân và các nhà đầu tư của Australia.

Trong khi mối quan hệ Australia và Trung cộng ngày một căng thẳng trong mùa đại dịch Covid, chính quyền Morrison đã chỉ trích thủ hiến Victoria, ông Daniel Andrews, về việc đốc thúc ký kết thỏa thuận Vành Đai và Con Đường với chính phủ Trung cộng. Thỏa thuận này dọn đường cho các công trình được xây dựng tại Australia và cho các công ty xây cất của Victoria hợp tác với các công ty Trung cộng tại các quốc gia khác. Khi được hỏi rằng chính phủ liên bang bây giờ có ngượng ngùng gì về thỏa hiệp đã ký với Beijing vào năm 2017 hay không, ông Birmingham trả lời rằng ông đã “không bi quan lắm” về thỏa thuận này.

Người tiền nhiệm của ông Birmingham, ông Steven Ciobo, đã ký bản thỏa hiệp tháng 9/2017 bao gồm việc xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống và đập nước tại các quốc gia thế giới thứ ba. Thỏa thuận của chính quyền Liên Bang và Trung cộng khác với chính quyền Victoria với Trung cộng ở chổ nó chỉ bao gồm chương trình BRI tại các quốc gia thế giới thứ ba. Australia hoan nghênh cơ hội hợp tác trong các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở tại các quốc gia khác, tại các quốc gia thế giới thứ ba; các dự án có lợi ích, các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở giá trị, vừa tôn trọng chủ quyền, vừa phải thích hợp tài chính và thích ứng cho quốc gia thứ ba đó. Sự khác biệt về việc chính phủ liên bang ký kết thỏa hiệp và chính phủ tiểu bang ký kết thỏa hiệp – theo thiển nghĩ,  phải theo một tiền đề cơ bản là chính phủ Australia đặt ra chính sách ngoại giao của Australia đối với các quốc gia khác. Vì thế, không một chính phủ tiểu bang hoặc lãnh thổ nào nên ký kết hay quản lý một thỏa hiệp cả.

Chương trình BRI, sách lược tiêu biểu của Chủ tịch Trung Cộng Xi Jinping, để tài trợ xây dựng hạ tầng cơ sở trên toàn thế giới, đã bị chỉ trích bởi các nhà chuyên môn về an ninh quốc gia như là một phương thức “ngoại giao bẩy nợ (kinh tế)” để ràng buộc các quốc gia đang mở mang.

Liên hệ ngoại giao giữa Australia và Trung cộng đã tuột xuống một mức thấp mới sau khi Australia đóng vai dẫn đầu trong nổ lực tiến hành công việc xét lại một cách độc lập về cách đối phó với COVID-19 và Trung cộng đã đánh thuế nhập cảng vào $1 tỷ thịt bò và lúa mạch của Australia.

Nghị sĩ Birmingham nói Australia “Sẽ không làm thương tổn đến chủ quyền, giá trị hoặc các nguyên tắc dân tộc của chúng ta”. Ông nói: “Đây không phải là câu hỏi về khái niệm lý tưởng”

“Sự thật là chúng ta tin tưởng vào những nhà xuất cảng của chúng ta – chất lượng cao của sản phẩm, đáng tin cậy, cung ứng vẹn toàn và giá cả phải chăng”

Theo ông Michael Shoebridge, giám đốc chương trình phòng vệ của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Chiến Lược của Australia, ông không tin rằng chính phủ Morrison sẽ giúp Trung cộng thực hiện viễn ảnh chiến lược và kinh tế của họ dưới chương trình BRI. Có vẻ như ông Bộ trưởng Birmingham đang lập lại những điều kiện mà chính phủ đã ký một MOU về việc tham dự chương trình BRI trong quốc gia thứ ba trước đây.

“Những điều kiện mà chính phủ đã đặt ra để hổ trợ cho việc đóng góp của Australia vào các công trình của BRI trong các quốc gia khác hầu như đã được đặt ra để Trung cộng không thể nào chấp thuận được – nếu họ không chịu bỏ đi những gì họ muốn làm trong chương trình BRI của họ.”

Nhận định việc bắt đầu đàm phán một thỏa thuận về tự do mậu dịch, Thủ Tướng Australia Scott Morrison nói Australia và Anh Quốc đã có “một dịp may tuyệt vời để nâng cao liên hệ kinh tế của chúng ta”. Ông nói “Đây có nghĩa là thêm công ăn việc làm, nâng cao sự thịnh vượng của hai quốc gia, và công dân của Australia và UK sẽ có nhiều cơ hội hơn được sinh sống và làm việc tại bất cứ một trong hai quốc gia này”.

“Điều này cũng chứng minh quyết tâm của hai quốc gia trong việc mở cửa, không đóng cửa, thị trường của chúng ta trong thời kỳ hậu-COVID. Tôi bảo đảm với tất cả quý vị rằng người bạn tốt của tôi, ông Boris Johnson, và tôi sẽ không chấp thuận thỏa thuận nào thiếu tích cực và thiếu chất lượng cho sự lợi ích của hai quốc gia chúng ta.”

=======================

‘Message or a mess’: India-China clash in the Himalayas inflames tensions

https://www.theage.com.au/world/asia/message-or-a-mess-india-china-clash-in-the-himalayas-inflames-tensions-20200617-p553iq.html

Cảnh báo hay hỗn độn‘: Ấn Độ-Trung cộng xung đột trên rặng Himalaya tạo nên căng thẳng.

Tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hơn bốn thập kỷ sau khi hàng chục binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ bị tử vong trong một cuộc ấu đả ở dãy Himalaya.

Cơ quan truyền thông quốc gia Trung cộng, hôm Thứ Tư cho biết rằng để tỏ thiện ý, chính phủ Trung cộng sẽ không công bố số lượng binh sĩ Quân Đội Giải Phóng Nhân dân bị tử vong trong trận chiến này. Thông tấn xã Ấn Độ ANI tuyên bố có 43 binh sĩ Trung Quốc đã bị giết hoặc trọng thương trong cuộc đụng độ. Các binh sĩ  hai bên dùng thanh sắt, gậy gộc hoặc xô đẩy nhau xuống vực sâu, nhưng không có dùng đến súng ống.

Quan chức Ấn Độ xác nhận vào ngày thứ tư rằng có ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã bị tử vong trong cuộc ẩu đả này.  Báo Financial Times trích dẫn từ truyền thông Ấn Độ, báo cáo rằng một phần của cuộc ẩu đả này diễn ra ban đêm nơi sườn núi hẹp, nên có một số quân Ấn Độ đã bị rơi vào khe núi bên dưới.

Năm 1996, Ấn Độ và Trung Quốc đã ký một hiệp ước ngăn cản hai quốc gia sử dụng “khả năng quân sự “chống lại nhau trong mọi tranh chấp biên giới, hạn chế việc sử dụng vũ khí”.

Tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia vũ trang hạt nhân này đã bắt nguồn từ việc hoàn thành một con đường quân sự dẫn đến một sân bay Ấn Độ tại biên giới 4270 mét trên mực nước biển.

Trong lúc công chúng Ấn Độ đang lên cơn phẫn nộ, cuộc giao tranh dưới không độ C giữa hàng trăm binh sĩ cho cơ sở hạ tầng quân sự ở biên giới Ấn Độ – Trung cộng đã đe dọa bãi bỏ một cuộc họp quan trọng giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar dự tính vào ngày 22 tháng Sáu.

Chuyên gia về quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, ông Pradeep Taneja, cho biết nhận thức của công chúng Ấn Độ về Trung Quốc đã xấu đi trong thời kỳ đại dịch Covid và hiện có nguy cơ cuộc ấu đả tranh chấp biên giới này sẽ bành trướng.

“Thật là nghiêm trọng,” ông nói. “Điều này thực sự chưa từng xảy ra trong 47 năm tương đối yên tĩnh ở biên giới.”

Tiến sĩ Taneja, một học giả người Úc gốc Ấn làm việc với chính phủ Úc ở Trung cộng, cho biết tình hình ẩu đả này có thể nhằm ngăn chặn Ấn Độ khỏi mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả Úc – quốc gia đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện vào tuần trước.

Ông nói: “Trung Quốc biết ở châu Á, Ấn Độ là quốc gia duy nhất có thể so sánh về dân số, nguyện vọng và tiềm năng phát triển thành đồng minh kinh tế và quân sự”

Vị giảng sư của Đại học Melbourne cho biết sự thù hằn ngày càng tăng có thể có tác động ngược và đẩy Ấn Độ về phía Tây Phương. Ông cũng thêm: “Hiện nay, mức tức giận ở Ấn Độ đang gia tăng”

Hôm thứ tư vừa qua, siêu sao bóng chày (cricket) Virat Kohli đã tuyên bố ủng hộ quân đội Ấn Độ.

Ông lên Twitter nói: “Xin gửi lời chào và lòng tôn trọng sâu sắc nhất đến những người lính đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ đất nước ta tại Thung lũng Galwan”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chờ đến hai ngày sau mới bình luận về vụ đụng độ. Các nhà phân tích cho rằng sự im lặng này cho thấy Ấn Độ, một nước có sức mạnh quân sự kém hơn Trung cộng, có thể đang tìm cách xoa giảm tình hình căng thẳng hiện nay.

Ông Modi nói hôm Thứ Tư rằng “Ấn Độ muốn hòa bình, nhưng có khả năng trả đũa thích đáng”. Ông đã gọi một cuộc họp của các đảng chính trị lớn của Ấn Độ vào thứ Sáu để thảo luận về tình hình với Trung Quốc.

Priya Chacko, một thành viên nghiên cứu về Ấn Độ Thái Bình Dương với Trung tâm Perth USAsia, cho biết chính phủ Ấn Độ phải đối phó với “một tình trạng cân nhắc rất khó khăn” giữa tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng và sự phụ thuộc kinh tế vào Trung quốc.

Bà nói: “Với hiểu biết thông thường, gây sự với Pakistan có thể giúp ta thắng cử nhưng không được như vậy khi gây rắc rối với Trung Quốc”.

Tiến sĩ Chacko, giảng sư chính trị quốc tế tại Đại học Adelaide, cho biết các cuộc đàm phán chính trị cao cấp hiện rất quan trọng để giải quyết mọi tranh chấp một cách ôn hoà, nhưng cuộc họp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ dự định diễn ra vào tuần tới khó có thể thực hiện được “.

Ngoại trưởng Marise Payne cho biết bà biết cả hai bên đang thảo luận về phương cách giảm bớt căng thẳng ở cấp cao và Úc cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình.

Bà nói: “Trong mùa đại dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn bao giờ hết là tất cả các quốc gia giảm thiểu căng thẳng và tránh đối đầu trong các cuộc tranh chấp lâu dài”.

Chuyên gia của Đại học Quốc gia Úc Hugh White cho biết chúng ta dễ đưa suy luận tầm quan trọng của chiến lược từ những con số thương vong.

Ông nói: “Nhưng chúng ta không thể xét đoán được những gì đã xảy ra ở Ladakh ngày hôm qua là một tin nhắn hay một mớ hỗn độn”.

Cựu quan chức quốc phòng Úc cho biết địa hình khó khăn của rặng Hy Mã Lạp Sơn có thể giúp tránh xung đột loan rộng hơn.

Ông nói: “Nếu những biến cố như vậy xảy ra trên bán đảo Triều Tiên thì cuộc xung đột có thể nổ lớn. Nhưng ở vùng Hy Mã Lạp Sơn, địa hình rất hiểm trở, rất khó cho hai bên đưa các lực lượng lớn vào “.

Bình luận:

Những hành động hung hãn, xâm lăng và sẵn sàng hy sinh kinh tế của Hong Kong để đàn áp người dân hầu bảo vệ chế độ trong lúc Trung Quốc đang bị cả thế giới cô lập, kinh tế nội địa bị đại dịch COVID tàn phá tan hoang và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, các nhà đầu tư ngoại quốc rút về nước và đóng cửa hàng loạt, đơn đặt hàng của ngoại quốc và hàng xuất cảng tụt dốc một cách báo động đã cho thấy nhà cầm quyền Bắc Kinh không quan tâm đến đời sống và kinh tế của người dân mà chỉ lo đánh lạc hướng của người dân và bảo vệ chế độ của họ bằng bất cứ giá nào. Đây là chính quyền mà chính phủ Victoria đã, đang và dự tính hợp tác và ký kết BRI với họ, bất chấp những hành vi vi phạm nhân quyền và chủ quyền đối với người dân của họ và với các quốc gia khác. Thật đáng tiếc và đáng lo thay.