Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tên lửa TQ lao thẳng vào Mặt trăng với vận tốc 9,300km/h


Tên lửa lao vào Mặt Trăng với vận tốc 9,300km/h, tạo thêm một miệng hố va chạm mới trên bề mặt xù xì của Mặt trăng. 

Nghiên cứu của Bill Gray và các đồng nghiệp cho rằng vật thể này thực chất là một phần của tên lửa Trường Chinh 3C (Long March 3C), nằm trong sứ mệnh Hằng Nga 5-T1 (Chang’e 5-T1) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Trung Quốc năm 2014.

Một tên lửa lang thang trong không gian nhiều năm đã đâm vào Mặt trăng trong ngày 4/3, theo tính toán quỹ đạo. Tuy nhiên, vụ tên lửa lao vào Mặt trăng không thể quan sát trực tiếp và phải chờ bằng chứng về dấu tích va chạm qua ảnh chụp. 

Nhà thiên văn Bill Gray, người đầu tiên dự đoán vụ va chạm tên lửa với Mặt trăng cho hay, thời điểm va chạm là 7h25 sáng 4/3, giờ ET (23h25 cùng ngày, giờ Úc -AEST). 

Khi lao vào nửa tối của Mặt trăng, tên lửa sẽ di chuyển với vận tốc khoảng 9,300 km/h. Do đó, vật thể nặng 3.6 tấn này sẽ tạo ra một miệng hố va chạm rộng 10 hoặc 20m, ông chia sẻ với AFP. 

Tốc độ, quỹ đạo và thời gian va chạm của tên lửa được tính toán thông qua các quan sát của kính thiên văn trên Trái đất.

Mảnh vỡ tên lửa nặng 3 tấn đâm thủng Mặt Trăng - 1
Nguồn gốc mảnh vỡ lao vào Mặt Trăng vẫn đang được làm rõ.

“Chúng tôi có rất nhiều dữ liệu theo dõi vật thể và không có gì tác động lên nó ngoại trừ lực hấp dẫn và ánh sáng mặt trời” -ông Bill Gray nói. 

Việc xác định nguồn gốc tên lửa lao vào Mặt trăng đã là một chủ đề tranh luận vì không có thực thể chính thức nào chịu trách nhiệm liệt kê và theo dõi rác vũ trụ. 

Ban đầu, Bill Gray nghĩ tên lửa sẽ lao vào Mặt trăng là tên lửa SpaceX. Tuy nhiên, sau đó ông nhận định đây là tầng 3 của tên lửa Thường Nga 5 được phóng vào năm 2014 trong khuôn khổ chương trình thám hiểm Mặt trăng của cơ quan vũ trụ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc lên tiếng nhấn mạnh, tên lửa đẩy được đề cập đã “đi vào bầu khí quyển của Trái đất một cách an toàn và được thiêu hủy hoàn toàn”.

Mảnh vỡ tên lửa nặng 3 tấn đâm thủng Mặt Trăng - 2
Vị trí tên lửa đâm vào phía xa của Mặt Trăng ngày 4/3/2022. Hình NASA

Sau vụ tên lửa lao vào Mặt trăng ngày 4/3, chỉ có tàu quỹ đạo do thám Mặt trăng của NASA và tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ đều quay quanh Mặt trăng mới có thể chụp ảnh miệng hố va chạm. 

Hồi cuối tháng 1, cơ quan vũ trụ Mỹ bày tỏ mong muốn khảo sát miệng hố va chạm của tên lửa lao vào Mặt trăng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm miệng hố va chạm là thách thức có thể mất “vài tuần đến vài tháng”.

Theo nhà thiên văn học Bill Gray, cả 2 tàu thăm dò Mặt trăng kể trên đều có thể quan sát bất kỳ vùng nào trên Mặt trăng mỗi tháng một lần.

Việc các tầng của tên lửa lang thang trong vũ trụ sau khi hoàn tất sứ mệnh không phải là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, sự kiện ngày 4/3 là lần đầu tiên một vụ va chạm không chủ ý với Mặt trăng được ghi nhận xảy ra. 

Các tàu vũ trụ từng cố tình đâm vào Mặt trăng để phục vụ mục đích khoa học như trong sứ mệnh Apollo để kiểm tra địa chấn. (T/H, LDO)