Thursday, November 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

G7 lên án TQ, đòi mở điều tra mới về nguồn gốc Covid-19

Trong tuyên bố chung khép lại 3 ngày họp, các lãnh đạo nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G7) công khai lên án Trung Quốc vì nhiều vấn đề và yêu cầu mở cuộc điều tra mới, toàn diện về nguồn gốc Covid-19.

NATO ra tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc
Lãnh đạo NATO chụp hình chung trước hội nghị thượng đỉnh ở Brussels hôm 14/6 (Hình AP)

Theo Reuters, sau khi thảo luận về cách thức đi đến một lập trường thống nhất về Trung Quốc, các nhà lãnh đạo G7 hôm 13/6 đã ra thông cáo chung có tính chỉ trích cao, đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm nhất đối với Bắc Kinh, bao gồm cả Đài Loan, Hong Kong và Tân Cương.

“Chúng tôi cũng kêu gọi tiến hành một nghiên cứu giai đoạn 2 về nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc một cách kịp thời, minh bạch, căn cứ vào khoa học, do các chuyên gia dẫn đầu, dưới sự điều phối của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như đề xuất của các chuyên gia”, trích thông cáo của G7.

Trong tuyên bố bế mạc hội nghị, các lãnh đạo G7 còn đề cập đến việc tranh chấp chủ quyền trên biển và tình trạng lao động cưỡng bức.

Logo của Hội nghị Thượng đỉnh G7 (Hình Reuters).

Thông cáo nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn vô cùng quan ngại về tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng … Chúng tôi lo ngại về việc sử dụng tất cả các hình thức lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả lao động cưỡng bức do nhà nước bảo trợ, đối với những nhóm người dễ bị tổn thương và dân tộc thiểu số, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng mặt trời và dệt may”.

Reuters đưa tin, trước khi G7 ra tuyên bố chỉ trích, Trung Quốc đã cảnh báo các lãnh đạo của nhóm rằng, thời kỳ “những nhóm nhỏ các nước” quyết định vận mệnh của thế giới đã qua từ lâu.

Trung Quốc phản ứng mạnh trước tuyên bố chung của khối G7

Bắc Kinh cũng bác bỏ mọi cáo buộc về lao động cưỡng bức hay bất kỳ sự lạm dụng nào. Chính phủ Trung Quốc tố ngược các cường quốc phương Tây “vẫn bị mắc kẹt bởi tư duy đế quốc lỗi thời” và đang tìm mọi cách kiềm chế sự phát triển lớn mạnh của nước này. Bắc Kinh quả quyết sẽ không nhân nhượng hay để “bị bắt nạt”.

Giới quan sát lưu ý, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, đe dọa vị thế cường quốc dẫn đầu của Mỹ được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất thời gian gian gần đây. Tổng thống Mỹ Joe Biden coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính và khẳng định sẽ đối đầu với những gì Washington cáo buộc là “sự lạm dụng kinh tế” và các vi phạm khác của Bắc Kinh. (VNN)