Thursday, December 19, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Ăn nhiều đường là có hại cho não bộ của chúng ta

Ăn nhiều đường là có hại cho não bộ của chúng ta
Những người có bệnh tiền tiểu đường có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 54%, một loại bệnh mất trí nhớ phổ biến do giảm lưu lượng máu đến não. (Hình Pexels/Pixabay)

Nếu chúng ta nghe nói về lượng đường trong máu cao, thì chúng ta sẽ nghĩ đến điều gì? Nguy cơ tiểu đường, tăng cân và có thể là nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch? Nhưng còn bộ não của chúng ta thì sao?

Lượng đường trong máu cao – thậm chí dưới mức tiểu đường – có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Một nghiên cứu mới từ Đại học College London ở Vương quốc Anh cho thấy “tiền tiểu đường” – tình trạng lượng đường trong máu cao nhưng không cao đến mức mắc bệnh tiểu đường – có thể đe dọa sức khỏe não bộ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hóa.

Xem xét dữ liệu từ Ngân hàng Biobank của Vương quốc Anh đối với nửa triệu người trong độ tuổi từ 40 đến 69, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người bị tiền tiểu đường trong 4 năm có nguy cơ suy giảm tinh thần cao hơn 42% so với những người có lượng đường trong máu bình thường.

Họ có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 54%, một loại bệnh mất trí nhớ phổ biến do giảm lưu lượng máu đến não, trong hơn 8 năm. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Khi nhóm nghiên cứu kiểm tra những người bị bệnh tiểu đường Tuýp 2, họ có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ mạch máu cao gấp 3 lần và dễ mắc bệnh Alzheimer hơn những người có lượng đường trong máu bình thường.

Sức khỏe của từng yếu tố cơ thể là có liên kết với sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Nhưng lượng đường trong máu thì có liên quan đến não khá mạnh.

Khi lượng đường trong máu cao, nó có thể dẫn đến viêm và theo thời gian dễ dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Điều này có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não, có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.

Chúng ta có thể hạn chế nguy cơ sa sút trí tuệ bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu. Chế độ ăn ít thực phẩm chế biến và tinh chế, bao gồm đồ ăn nhẹ và đồ uống có đường, là khởi đầu tốt nhất để bắt đầu chế độ ăn ít đường. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể hữu ích.

Khi chúng ta có thể giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn, chúng ta có thể ngăn ngừa sự khởi phát của tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường, đồng thời còn có khả năng bảo vệ não của chúng ta, thật là ‘một công đôi việc’. (NTD)