Tuesday, November 26, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nhà khoa học hàng đầu của NASA chứng minh thế giới bên kia là có thật

Cuộc sống sau khi chết và viễn cảnh về một thế giới bên kia được đảm bảo bởi khoa học, ít nhất là theo nhà khoa học tiên phong của NASA, kỹ sư tên lửa Wernher von Braun.

Kỹ sư tên lửa gây tranh cãi của NASA, Wernher von Braun, người đã giúp Mỹ đánh bại Nga trong cuộc chạy đua không gian, tin vào sự sống sau cái chết. Trong cuốn sách The Third Book of Words to Live By (Tạm dịch: Cuốn sách thứ ba về những ngôn từ để sống), kỹ sư tên lửa khẳng định các quy luật cơ bản của Vũ trụ cho thấy có sự tồn tại của Chúa và thế giới bên kia.

Von Braun cho rằng không có gì thực sự biến mất khỏi vũ trụ và linh hồn con người cũng bất tử như vậy.

Người kỹ sư thậm chí còn tuyên bố niềm tin về một thế giới bên kia mang lại cho mọi người sức mạnh đạo đức để trở thành những người tốt hơn và có đạo đức hơn.

Ông nói: “Trong thế giới hiện đại của chúng ta, nhiều người cảm thấy rằng không hiểu sao khoa học lại tạo ra những ‘ý tưởng tôn giáo’, như vậy rất không hợp lý hoặc lỗi thời.

“Nhưng tôi nghĩ khoa học có một điều bất ngờ thực sự đối với những người hoài nghi. Ví dụ, khoa học cho chúng ta biết rằng không có gì trong tự nhiên, ngay cả những hạt nhỏ nhất, có thể biến mất mà không để lại dấu vết.

“Hãy suy nghĩ về điều đó một chút. Một khi chúng ta suy nghĩ thêm như vậy, suy nghĩ của chúng ta về cuộc sống sẽ không còn như trước nữa.

The Nazi Science That Fed the Apollo 11 Moon Landing | Time
Kỹ sư tên lửa Wernher von Braun trên bìa tại chí Time.

Khoa học đã phát hiện ra rằng không gì có thể biến mất mà không để lại dấu vết. Tự nhiên không mất đi. Tất cả những gì chúng ta biết đó là sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

“Bây giờ, nếu Đức Chúa Trời áp dụng nguyên tắc cơ bản này cho những phần nhỏ nhất và không đáng kể trong vũ trụ của Ngài, thì có hợp lý không khi cho rằng Ngài cũng áp dụng nguyên tắc đó cho kiệt tác sáng tạo của Ngài – linh hồn con người?

“Tôi nghĩ là có. Và mọi thứ khoa học đã dạy tôi – và tiếp tục dạy tôi – củng cố niềm tin của tôi vào sự liên tục của sự tồn tại linh hồn của chúng ta sau khi chết. Không có gì biến mất mà không để lại dấu vết’’.

Khoa học gia Wernher von Braun đã giúp NASA đưa con người lên Mặt trăng, người đã tin vào thế giới bên kia.
Khoa học gia Wernher von Braun đã giúp NASA đưa con người lên Mặt trăng, người đã tin vào thế giới bên kia. (Ảnh: Flick)

Cũng trong đoạn này, nhà khoa học tên lửa đã dẫn lời Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin, người đã nói: “Tôi tin rằng linh hồn của con người là bất tử và sẽ được đối xử công bằng trong một kiếp sống khác dựa trên các hành vi của họ tại thế giới này”.

Von Braun tốt nghiệp Học viện Công nghệ Berlin và Đại học Berlin, người đã thiết kế tên lửa V2 chết chóc cho Đức Quốc xã.

Sau chiến tranh, ông được người Mỹ mời về đầu quân cho quân đội Mỹ và trở thành giám đốc chương trình vũ khí đạn đạo của Quân đội Mỹ.

Đến năm 1955, ông nhập quốc tịch Hoa Kỳ và sau đó được chuyển đến Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia mới thành lập, chính là NASA ngày nay.

Linh hồn là gì theo Khoa học, Triết học và Phật giáo
Chuyên gia khoa học hàng đầu NASA tuyên bố ‘linh hồn con người là bất tử’. (Ảnh: TH)

Tuy nhiên, Von Braun không phải là nhà khoa học duy nhất thừa nhận sự tồn tại của một thế lực siêu việt và thế giới bên kia.

George Coyne, một linh mục Công giáo và là cựu giám đốc Đài thiên văn Vatican, từng nói: “Sự hiểu biết khoa học của chúng ta về vũ trụ mang đến cho những người tin vào Chúa cơ hội tuyệt vời để phản ánh lại niềm tin của họ”.

Kenneth Miller, giáo sư sinh học tại Đại học Brown, cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Các nhà sáng tạo chắc chắn sẽ tìm đến Chúa trong những gì khoa học chưa giải thích được hoặc những gì họ cho rằng khoa học không thể giải thích được.

“Hầu hết các nhà khoa học theo tôn giáo sẽ tìm đến Chúa trong những gì khoa học có thể hiểu và giải thích được”.

Có những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý như nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking, người đã ví cái chết như một chiếc máy tính bị tắt.

Ông đã nói câu nói nổi tiếng này vào năm 2011 rằng không có thiên đường và mệnh danh đó là một câu chuyện cổ tích.

Giáo sư Hawking, người qua đời vào năm 2018, cho biết: “Tôi đã sống trong viễn cảnh gần như đã chết trong 49 năm qua.

“Tôi không sợ chết, nhưng tôi không vội chết. Tôi có rất nhiều điều còn muốn làm.

“Tôi coi bộ não như một chiếc máy tính sẽ ngừng hoạt động khi các thành phần của nó bị lỗi.

“Không có thiên đường hay thế giới bên kia cho những chiếc máy tính bị hỏng”. (NTD Theo ExpressUK)