Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

7 Lý do giải thích vì sao sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 vẫn xét nghiệm dương tính

Trong hơn một triệu người Israel nhận được liều đầu tiên của vắc-xin COVID-19, có 240 trường hợp sau đó vẫn bị chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2. Nhiều lý do đã được ghi nhận trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, trong đó có 7 lý do chính dưới đây.

7 lý do giải thích vì sao sau khi tiêm vaccine COVID-19 vẫn xét nghiệm dương tính
Theo các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, tỷ lệ thương tật do vắc-xin tăng lên đáng kể với liều thứ hai. Đã có nhiều trường tử vong sau chích vắc-xin COVID-19 đã được báo cáo gần đây.

1. Ngưỡng chu kỳ (Ct) cao

Hiện đã có nhiều bộ xét nghiệm khác nhau dựa trên kỹ thuật qPCR, cho việc phát hiện virus, các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đã điều chỉnh các xét nghiệm PCRs cho SARS-CoV-2 của họ qua việc sử dụng các đoạn mồi khác nhau nhắm vào các phần khác nhau của trình tự gen virus.

Việc sử dụng các xét nghiệm PCR chẩn đoán ngưỡng chu kỳ (Ct) cao 37 hay 40, có thể tạo ra tỷ lệ dương tính giả rất cao. Các chuyên gia cho biết, với ngưỡng chu kỳ 37-40, thì có tới 90% các xét nghiệm dương tính giả.

Đồng thời, việc sử dụng giải trình tự ADN theo phương pháp Sanger không giúp xác định có thực sự nhiễm virus không. Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu không thể xác định liệu vắc-xin COVID-19 có tác dụng ngăn chặn hoặc chống lại lây truyền của virus hay không khi so với nhóm chứng.

2. Dương tính giả

Hầu hết trong số 240 trường hợp chẩn đoán nhiễm COVID-19 sau tiêm chủng ngừa có thể là dương tính giả, tùy vào ngưỡng chu kỳ được sử dụng trong các xét nghiệm PCR tại phòng xét nghiệm. Nói cách khác, mức Ct có thể quyết định chẩn đoán có thực sự có nhiễm virus hay không. Cụ thể:

• Ct < 29: Có rất nhiều vật liệu di truyền trong mẫu, khả năng nhiễm virus cao.

• Ct 30-37: Có lượng RNA hay DNA vừa phải, có thể nhiễm virus.

• Ct 38-40: Lượng vật liệu di truyền là tối thiểu, có thể chỉ là xác của virus.

Tuy nhiên, các phòng xét nghiệm ở nhiều nơi ngay cả WHO, FDA, CDC vẫn tiếp tục sử dụng ngưỡng Ct 37 hay 40. Sự thiếu minh bạch này gây ra chẩn đoán sai, khi bệnh nhân có triệu chứng mơ hồ của các bệnh hô hấp khác, nhưng các xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính thì được quy thành COVID-19.

3. Nền tảng thử nghiệm công nghệ mRNA

Vắc-xin COVID-19 dựa trên nền tảng mRNA thực chất không phải là vắc-xin, mà là một cách ứng dụng công nghệ chỉnh đổi gen của con người. 

Tập đoàn dược phẩm Modernatx cho biết: “Chúng tôi bắt đầu tạo ra nền tảng công nghệ mRNA có chức năng rất giống một hệ điều hành trên máy tính. Nó được thiết kế để có thể kích hoạt và chạy đồng thời nhiều chương trình khác nhau.”

mRNA – hay còn gọi là RNA thông tin – được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống. Những sợi mã di truyền này đóng vai trò trung gian giữa DNA trong nhiễm sắc thể và bộ máy tế bào, nhằm tạo ra các protein cần thiết để cơ thể hoạt động. Nói cách khác, nhiệm vụ chính của mRNA là cung cấp các hướng dẫn để bộ máy tế bào có thể sản xuất ra các protein.

Điều này giải thích tại sao vắc-xin mRNA không ngăn chặn sự lây truyền của virus, mà hiệu quả của nó dựa trên việc giảm các triệu chứng, so với những người bị bệnh nặng do nhiễm virus SARS-CoV-2. Những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm COVID-19, nhưng họ có thể gặp các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

4. mRNA bị hệ miễn dịch phá hủy trước khi làm nhiệm vụ

Đây là một trong những thách thức của nền tảng mRNA mà các nhà khoa học đã cảnh báo. Nếu mRNA bị tấn công trước khi các đoạn RNA được mã hóa vào ribosome của tế bào, thì sẽ không có quá trình miễn dịch nào được bắt đầu như dự định. Đây là lý do tại sao mRNA được phủ trong polyethylene glycol (PEG), vì vậy nó có thể thâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể là lý do tiếp theo.

5. Kháng thể kháng PEG

PEG giúp mRNA không bị hệ miễn dịch tiêu hủy nhưng nó lại có thể khiến miễn dịch của con người phản ứng quá mức, dẫn đến sự phát triển của các kháng thể chống PEG. Điều này làm giảm hiệu quả đáng kể của vắc-xin. Đồng thời, cũng là lời giải thích tại sao một số người đã chích vắc-xin COVID-19 vẫn bị nhiễm virus này.

6. Thời gian miễn dịch không kéo dài

Thời gian miễn dịch không kéo dài là một trong những khuyết điểm của vắc-xin mRNA, do đó người dân thường được khuyến cáo chích hai liều vắc-xin. Với liều thứ nhất cơ thể chỉ đạt được 50% miễn dịch, ngay cả khi tiêm đủ hai liều thì khả năng miễn dịch vẫn không được đảm bảo.

Trên thực tế, các thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn hai cho thấy khả năng miễn dịch suy yếu sau ít nhất là hai tháng, khiến vắc-xin trở nên không hiệu quả. Để phù hợp, người nhận vắc-xin có thể phải tiêm tối đa có khi lên đến 6 mũi vắc-xin mỗi năm.

7. Tác dụng của vắc-xin

Trên thực tế, FDA đã liệt kê 26 tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể thay đổi cuộc sống có thể xảy ra sau khi mọi người tiêm các loại vắc-xin mRNA.

Theo các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, tỷ lệ thương tật do vắc-xin tăng lên đáng kể với liều thứ hai. Đã có nhiều trường tử vong sau chích vắc-xin COVID-19 đã được báo cáo gần đây. (NTD)