Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

5 Bộ phim hay nhất về Ngày Của Mẹ


Mặc dù đến thăm mẹ cùng hộp chocolate và hoa, hay đưa bà đến nhà hàng sang trọng yêu thích của bà có lẽ là đủ trọn vẹn trong Ngày của Mẹ rồi, tuy nhiên, sẽ tuyệt biết mấy nếu bạn và mẹ (hoặc các con bạn) ngồi lại cùng nhau để thưởng thức một bộ phim (hoặc hai bộ phim) đầy cảm hứng, tôn vinh tình mẫu tử thiêng liêng?

Dưới đây là danh sách các tựa phim phù hợp với chủ đề này (hy vọng) sẽ phần nào mang lại sự phong phú, và một khởi đầu (hoặc kết thúc) tuyệt vời để kỷ niệm ngày lễ đặc biệt nhất ở Mỹ quốc này.

Chúc các bạn xem phim vui vẻ và Chúc mừng Ngày Của Mẹ!

Phim ‘The Sound of Music’.

‘The Sound of Music’ (Tiếng Tơ Đồng) (1965)

Ông Robert Wise (Đạo diễn bộ phim “West Side Story”) đạt được hai giải Oscar là Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất lần thứ hai trong bốn năm, cho bộ phim chuyển thể đình đám từ vở nhạc kịch của tác giả Rogers và Hammerstein ra mắt năm 1959. Bộ phim có doanh thu cao nhất năm 1965 (và đứng đầu phòng vé suốt 30 tuần) này, kể câu chuyện phần lớn là có thật về gia đình von Trapp, người Áo. Người cha là ông Georg, một sĩ quan hải quân mới góa vợ (do diễn viên Christopher Plummer thủ vai) đã thuê cô bảo mẫu Maria (do diễn viên Julie Andrews thủ vai) làm gia sư cho bảy người con của mình.

Nhà biên kịch Ernest Lehman đã thành công trong việc tạo nên điều gần như là kỳ tích, khi viết một kịch bản chuyển thể có tình tiết phụ về Đức Quốc xã nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với khán giả mọi lứa tuổi, (nội dung phim cũng có một phần dựa trên cuốn hồi ký “The Story of the Trapp Family” xuất bản năm 1949, của tác giả Maria von Trapp). Những bài hát khó quên và đáng nhớ nối tiếp nhau, và dù thành công vang dội trên nhiều mặt trận thương mại và trong giới phê bình, nhưng bộ phim này cũng đánh dấu sự kết thúc thật sự của hệ thống trường quay vào Thời kỳ Hoàng kim ở Hollywood.

Bích chương quảng cáo bộ phim “Alice Doesn’t Live Here Anymore” (Alice Không Còn Sống Ở Đây Nữa) (Ảnh: Warner Brothers)
Bích chương quảng cáo bộ phim “Alice Doesn’t Live Here Anymore” (Alice Không Còn Sống Ở Đây Nữa) (Ảnh: Warner Brothers)

‘Alice Doesn’t Live Here Anymore’ (Alice Không Còn Sống Ở Đây Nữa) (1974)

Đặc biệt dành cho những ai lầm tưởng rằng, đạo diễn Martin Scorsese chỉ làm phim về tội phạm có tổ chức, bộ phim “Alice Does not Live Here Anymore” (Alice Không Còn Sống Ở Đây Nữa) đạt đến thành công đỉnh cao trong thời kỳ Làn sóng Mới ở Mỹ (American New Wave). Nữ minh tinh Ellen Burstyn thắng giải Oscar duy nhất cho vai diễn khắc họa nhân vật chính — người phụ nữ có chuỗi quan hệ tồi tệ khiến cô không còn hứng thú với bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào trong tương lai.

Quyết tâm kiếm đủ tiền từ công việc phục vụ bàn để cùng con trai chuyển đến California và theo đuổi sự nghiệp ca hát, tuy nhiên Alice đã rơi vào rắc rối lớn khi cô thực sự gặp và bắt đầu phải lòng anh chàng tốt bụng, chân thành tên là David (do diễn viên Kris Kristofferson thủ vai).

Đạo diễn Scorsese và nhà biên kịch Robert Getchell có thêm điểm cộng nhờ chọn cách khắc họa cậu con trai tuổi teen của Alice, cậu bé Tommy (do diễn viên Alfred Lutter thủ vai) là một cậu bé khá phiền phức, và có lẽ mắc chứng Rối loạn thiếu tập trung (ADD), khiến mẹ cậu khó có được cuộc sống bình thường về mọi mặt, cả trong [các mối quan hệ] xã hội hay các phương diện khác. Như thường lệ trong thời đại này, bộ phim đã được chuyển thể thành loạt phim truyền hình ngắn tập, tầm thường (“Alice”), và gần như ngay lập tức tạo ra câu cửa miệng khó chịu, lặp đi lặp lại “kiss my grits”.

Bích chương quảng cáo bộ phim “The Joy Luck Club” (Phúc Lạc Hội) (Ảnh: Hãng phim Buena Vista)
Bích chương quảng cáo bộ phim “The Joy Luck Club” (Phúc Lạc Hội) (Ảnh: Hãng phim Buena Vista)

‘The Joy Luck Club’ (Phúc Lạc Hội) (1993)

Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1989 của tác giả Amy Tan (người đồng viết kịch bản với nhà sản xuất phim Ronald Bass), “The Joy Luck Club” (Phúc Lạc Hội) là tựa phim “nghệ thuật nhất” trong danh sách này, dễ dàng thách thức [tư duy khán giả] nhất, và ở nhiều phương diện, đây là bộ phim ấm lòng và đáng xem nhất.

“The Joy Luck Club” (Phúc Lạc Hội) là bước đi hoàn toàn mới mẻ cả về phong cách lẫn nội dung của đạo diễn Wayne Wang (từng đạo diễn phim “Chan is Missing” và “Dim Sum: A Little Bit of Heart”). Bộ phim này chia thành bốn phần chồng chéo nhau, mỗi phần dành riêng cho từng nhân vật của một nhóm xã hội gồm những phụ nữ nhập cư gốc Hoa sống ở San Francisco. Trong lúc chơi mạt chược, những người phụ nữ này thường kể về quá khứ của mình ở quê hương, và khoảng thời gian đầy gian nan mà mỗi người gặp phải khi nuôi dạy những cô con gái người Mỹ gốc Hoa.

Đạo diễn Wang và các nhà biên kịch đã thực hiện một công việc tuyệt vời khi tung hứng đồng thời không phải 4, hay 8, mà là 12 tình tiết phụ về các mối quan hệ mẹ/con gái riêng biệt, mà không bị rơi vào cái kết sến súa thường thấy trong những bộ phim thuộc thể loại này. Các xung đột về văn hóa và thế hệ được giải quyết một cách tinh tế hiệu quả, đồng thời chắc chắn là giảm nhẹ chứ không phớt lờ hoàn toàn sự đối đầu về mặt chính trị giữa phương Đông và phương Tây.

Bích chương quảng cáo bộ phim “The Blind Side” (Góc Khuất) (Ảnh: Hãng phim Warner Bros)
Bích chương quảng cáo bộ phim “The Blind Side” (Góc Khuất) (Ảnh: Hãng phim Warner Bros)

‘The Blind Side’ (Góc Khuất) (2009)

Giống như nhân vật Maria trong bộ phim “The Sound of Music” (Tiếng Tơ Đồng), vai diễn Leigh Anne Tuohy trong bộ phim “The Blind Side” (Góc Khuất) đã mang về cho nữ minh tinh Sandra Bullock nhiều giải thưởng. Đây là vai diễn kể về một người phụ nữ có thật, không có ý định nhận con nuôi, nhưng bản năng làm mẹ bẩm sinh đã thôi thúc cô làm vậy.

Leigh Anne là một nhà thiết kế nội thất thành công kết hôn với một chủ nhà hàng thậm chí còn thành công hơn (do diễn viên Tim McGraw thủ vai), và có hai người con ruột. Cô không thể không chú ý đến cậu bé Michael “Big Mike” Oher (do diễn viên Quinton Aaron thủ vai), một cầu thủ biên đang chơi trong đội bóng bầu dục ở trường trung học của con trai, cậu bé ăn thức ăn thừa trên khán đài của sân vận động và hóa ra là một đứa trẻ mồ côi vô gia cư.

Không chút đắn đo, cô Leigh Anne đã mời cậu bé Michael những bữa ăn nóng hổi và một chỗ ngủ ấm áp. Mặc dù đây là điều mà gia đình cô hoàn toàn đồng tình, nhưng những người bạn và những người hàng xóm thiển cận hay phán xét của cô lại nhướng mày, cạnh khóe. Nếu đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu thì có lẽ nó sẽ không bao giờ được chuyển thể thành phim. Nhưng nhờ kịch bản cùng chỉ đạo diễn xuất lôi cuốn, chân thực và đầy cảm xúc của đạo diễn John Lee Hancock, bộ phim đã ngay lập tức chạm đến cảm xúc của khán giả trên nhiều phương diện.

Bích chương quảng cáo bộ phim “Akelah and the Bee.” (Akeelah và Cuộc Thi Đánh Vần) (Ảnh: Lionsgate)
Bích chương quảng cáo bộ phim “Akelah and the Bee.” (Akeelah và Cuộc Thi Đánh Vần) (Ảnh: Lionsgate)

‘Akeelah and the Bee’ (Akeelah và Cuộc Thi Đánh Vần) (2006)

Bị trì hoãn sản xuất ròng rã suốt gần 10 năm, bộ phim chính kịch đầy kịch tính của biên kịch kiêm đạo diễn Doug Atchison cuối cùng cũng được bật đèn xanh, chỉ sau thành công bất ngờ trong giới phê bình và doanh thu phòng vé của bộ phim tài liệu “Spellbound” ra mắt năm 2002 với chủ đề tương tự.

Quyết tâm làm một bộ phim tránh xa những khuôn mẫu điển hình, liên quan đến người Mỹ gốc Phi Châu ở thành thị, câu chuyện của đạo diễn Atchison cũng có một nhân vật người mẹ (diễn viên Angela Bassett thủ vai Tanya), người cố gắng bảo vệ cô con gái Akeelah (do diễn viên Keke Palmer thủ vai) tránh khỏi nỗi thất vọng trong tương lai, bằng cách hạ thấp kỳ vọng vào chiến thắng trong cuộc thi đánh vần ở địa phương. Chỉ sau sự can thiệp khéo léo, sáng suốt và nhẹ nhàng từ Tiến sĩ Larabee (do tài tử Laurence Fishburne, người chồng trên màn ảnh của nữ minh tinh Bassett trong bộ phim “What’s Love Got to Do With It”), bà Tanya mới hoàn toàn thả lỏng và ủng hộ bé Akeelah trong hành trình khó tin của mình.

Bộ phim không đi theo lối mòn (vốn là một điều tốt), “Akeelah” cho chúng ta thấy tình yêu cứng rắn và thử thách con trẻ có thể sẽ tốt hơn là chiều chuộng và bảo bọc con cái quá mức. Hãy chuẩn bị tinh thần cho một cái kết bất ngờ và đầy cảm hứng.

Tất cả các bộ phim này đều có sẵn trên các dịch vụ xem phim trực tuyến. Để có thêm tùy chọn, vui lòng truy cập trang JustWatch.com. (ETV)