Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

380 CÁ VOI CHẾT: Vụ mắc cạn trở nên tồi tệ nhất lịch sử Úc

Chiều ngày 23-9, khoảng 380 con cá voi hoa tiêu được xác nhận đã chết ở phía tây tiểu bang Tasmania, Úc. Lực lượng cứu hộ đang chiến đấu để cứu 30 con còn lại trong những vụ mắc cạn hàng loạt tồi tệ nhất nước này.

Phát hiện muộn, cả 200 cá voi mắc cạn đều đã chết

Nỗ lực giải cứu hơn 450 con cá voi hoa tiêu vây dài bị mắc cạn trên các bãi cát và bãi biển bên trong Cảng Macquarie bắt đầu từ sáng 22-9. Khoảng 50 con cá voi đã được giải cứu và đưa trở lại biển khơi.

VIDEO (BẤM VÀO NÚT TRÊN ĐỂ XEM): 380 CÁ VOI CHẾT sau khi mắc cạn hàng loạt ở Bờ Tây của Tasmania, 50 cá voi đã được cứu | ABC News
Whales at Ocean Beach. Picture: Brodie Weeding

Trong khi lực lượng cứu hộ đang tập trung vào giải cứu 270 con cá voi bị mắc kẹt gần thị trấn Strahan từ hôm qua, thì sáng nay, 200 con cá voi khác được trực thăng phát hiện mắc kẹt cách đó khoảng 10km trong cùng một bến cảng. Sau đó, các quan chức xác nhận tất cả số cá voi này đã chết.

Đây có thể là một trong những vụ cá voi mắc cạn lớn nhất được ghi nhận trên toàn cầu và là vụ tồi tệ nhất trong lịch sử Úc.

Ông Nic Deka, điều phối viên của cuộc giải cứu từ quản lý khu vực Công viên Tasmania và Dịch vụ Động vật Hoang dã cho biết, họ đang chiến đấu để cứu 30 con cá voi còn lại, nhưng trọng tâm của hoạt động cứu hộ hiện đang chuyển sang việc vớt và xử lý những con cá voi đã chết.

“Chúng tôi sẽ cố gắng giải cứu càng nhiều cá voi còn sống còn lại càng tốt”, ông Deka trấn an.

Whales at Macquarie Harbour. Picture: Brodie Weeding

Tiến sĩ Kris Carlyon, một nhà sinh vật học động vật hoang dã của chương trình bảo tồn biển cho biết, việc có thêm 200 con cá voi mắc cạn khiến số cá voi mắc cạn hiện nay là lớn nhất trong lịch sử của Tasmania.

Hồ sơ cho thấy vào năm 1935, khoảng 294 con cá voi, cũng là loài hoa tiêu vây dài, mắc cạn tại Stanley, phía tây bắc của Tasmania.

Khoảng 60 nhân viên cứu hộ do Chương trình Bảo tồn Biển của chính quyền tiểu bang Tasmania dẫn đầu đã bước vào ngày thứ hai của cuộc giải cứu, tập trung vào khu vực có tên Fraser Flats.

Vào ngày 22-9, khoảng 25 con cá voi đã được nâng lên khỏi bãi cát và kéo bằng thuyền đến vùng nước mở, nhưng hai con đã quay trở lại nơi bị mắc cạn. Ngày 23-9, 25 con cá voi khác đã được giải cứu.

380 con cá voi chết, vụ mắc cạn trở nên tồi tệ nhất lịch sử Australia -0
Bản đồ cho thấy vị trí 270 con cá voi bị mắc cạn. Nhưng có thêm hơn 200 con cá voi khác bị chết vì mắc cạn được tìm thấy vào sáng 23-9 cách khoảng 10km về phía tây. Ảnh: Reuters. 

Ông Deka cho biết nhóm 200 con cá voi chết mới ở hai vịnh cách địa điểm cứu hộ chính từ 7 km đến 10 km về phía nam.

Khi được hỏi tại sao không nhìn thấy nhóm 200 con cá voi trước khi chúng chết, ông Deka nói: “Có thể chúng bị mắc cạn và sau đó bị trôi trở lại vịnh. Nước có màu tanin rất sẫm. Từ trên không, không thể phát hiện ra chúng đang ở trong tình trạng cần được giải cứu”.

Trong số 270 con cá voi đầu tiên được phát hiện, ước tính khoảng 90 con đã chết. “Chúng tôi vẫn sẽ tập trung nỗ lực cứu hộ ở khu vực Fraser Flats bởi vì những con cá voi ở đâu có cơ hội sống sót cao nhất”.

At least 380 whales dead in mass stranding in Australia - CBS News

Ngày 22-9, ông Deka nói với Guardian Australia rằng hai phương pháp xử lý số cá voi bị chết đang được xem xét. Một là chôn cá voi tại bãi rác, hai là kéo chúng ra vùng nước thoáng và sử dụng các dòng hải lưu để giữ chúng ở ngoài khơi.

“Chúng tôi biết rằng không thể để xác cá voi ở lại bến cảng vì sẽ nảy sinh một loạt vấn đề. Chúng tôi cam kết thu hồi và xử lý số xác cá voi”.

Cá voi mắc cạn từng được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch

Khoảng 40 nhân viên chính phủ và 20 tình nguyện viên, hầu hết là từ ngành nuôi cá của cảng, đang ở dưới nước sâu đến ngực và điều động những tấm lưới lớn để nhấc xác những con cá voi lên khỏi cát.

17 người tham gia cứu hộ cá voi. Họ gắn thẻ vào những con cá voi được giải cứu để theo dõi chúng. Cá voi hoa tiêu rất hòa đồng và cần được đưa đủ xa khỏi nhóm chính để chúng không quay trở lại.

380 con cá voi chết, vụ mắc cạn trở nên tồi tệ nhất lịch sử Australia -0
Các thành viên của một đội cứu hộ cùng một con cá voi trên một bãi cát gần Strahan, bang Tasmania. Ảnh: AP.

Ông Deka cho biết ngoài hai con cá voi được cứu đã quay trở lại địa điểm mắc cạn, phần lớn số cá voi đã cứu vẫn ở ngoài nước sâu và vẫn đang bơi.

Tiến sĩ Carlyon nói: “Không có dấu hiệu nào cho thấy việc cá voi mắc cạn là do con người gây ra. Đây là một sự kiện tự nhiên và chúng ta biết rằng sự mắc cạn của cá voi đã xảy ra trước đây, được ghi trong hồ sơ hóa thạch. Và chúng ta khó lòng ngăn chặn điều này không xảy ra”.

Mặc dù vậy, người dân vẫn mong đợi những chú cá voi sống sót được giúp đỡ.

Clean up project ahead for the Macquarie pilot whale carcasses | The  Examiner | Launceston, TAS

Phó giáo sư, Tiến sĩ Karen Stockin, Đại học Massey ở New Zealand, một chuyên gia về mắc cạn của cá voi và cá heo trên toàn cầu và là thành viên của hội đồng chuyên gia của Ủy ban săn bắt cá voi quốc tế về vấn đề này.

Bà cho biết vụ mắc cạn ở Cảng Macquarie có thể là lớn nhất Úc từ trước đến nay và đứng thứ ba hoặc thứ tư trên toàn cầu về số lượng cá bị mắc cạn.

Theo bà Stockin, những con cá voi hoa tiêu vây dài có thể sống tới 40 năm, nổi tiếng vì sự đoàn kết vì cách chúng gắn bó với nhau trong cấu trúc xã hội chặt chẽ.

Trong một tuyên bố gửi tới Guardian, Bộ trưởng Môi trường Úc Sussan Ley cho biết: “Thật đau lòng khi nhìn thấy những con cá voi mắc cạn này. Tôi muốn cảm ơn những người cứu hộ làm việc chăm chỉ và tất cả những tình nguyện viên tuyệt vời trên mặt đất”.

Bà Bộ trưởng cho biết chính quyền tiểu bang Tasmania đang dẫn đầu cuộc giải cứu, nhưng chính phủ cũng đã đề nghị hỗ trợ. (N/D)