Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

3/7: Siêu trăng đầu tiên năm 2023, Úc có quan sát được?


Tối ngày Thứ Hai 3/7, thế giới chứng kiến siêu trăng đầu tiên của năm 2023 kể từ lần cuối diễn ra vào tháng 8/2022.

Siêu trăng đêm nay (3/7) là siêu trăng đầu tiên trong tổng số 3 siêu trăng năm 2023. Lần siêu trăng thứ hai sẽ xảy ra vào tối ngày 2/8. Lần thứ 3 sẽ xảy ra vào ngày 31/8, đây cũng là lần siêu trăng lớn nhất của năm nay.

Trăng rằm tháng 7 đánh dấu sự quay trở lại của siêu trăng, là sự kiện thiên văn thú vị sắp diễn ra dành cho những người quan sát. Siêu trăng là kết quả của việc Mặt Trăng tiến đến gần Trái Đất hơn vào thời điểm trăng tròn, khiến sự khác biệt về kích thước của nó khi quan sát trên bầu trời là vô cùng rõ rệt.

Trăng tròn tháng 7 được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hươu bởi thời gian này, những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc. Mùa trăng này cũng được biết đến với tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm.

Siêu trăng đêm nay là siêu trăng đầu tiên trong tổng số 3 siêu trăng năm 2023. Lần siêu trăng thứ hai sẽ xảy ra vào tối ngày 2/8. Lần thứ 3 sẽ xảy ra vào ngày 31/8, đây cũng là lần siêu trăng lớn nhất của năm nay.

Trăng tròn tháng 7 được gọi là Trăng Hươu bởi thời gian này, những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc.

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối với Mặt trời nên toàn bộ bề mặt của Mặt trăng sẽ được chiếu sáng. Pha này sẽ diễn ra vào 21:39 theo giờ Úc. Trăng tròn tháng 7 còn được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hươu bởi trong thời gian này những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc.

Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm. Đây cũng là Siêu Trăng lần đầu tiên trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2023. Mặt trăng sẽ ở sát vị trí gần nhất với Trái đất nên trông có vẻ to hơn và sáng hơn bình thường một chút.

Fred Espanak, chuyên gia Nhật thực và nhà vật lý thiên văn NASA cho biết trong đợt siêu trăng này, Mặt Trăng sẽ chỉ cách Trái đất 361,934 km, so với khoảng cách trung bình là 382,900 km. Điều này cho phép siêu trăng năm nay có thể sáng hơn 30% và lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất.

Siêu trăng Hươu đạt cực đại vào khoảng 7:39 sáng theo múi giờ ET (tức 21:39 theo giờ Úc).

Úc có thể quan sát?

Theo Space, siêu trăng đạt cực đại vào khoảng 7:39 sáng theo múi giờ ET (tức 21:39 theo giờ Úc, 18:39 theo giờ Việt Nam). Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát siêu trăng, do Mặt Trời đã lặn. Dẫu vậy, yếu tố từ thời tiết có thể sẽ khiến cho việc quan sát siêu trăng gặp khó khăn.

Lần gần nhất diễn ra siêu trăng là từ ngày 13/8/2022. Khi đó, siêu trăng tháng 8 (còn được gọi là “trăng cá tầm”) dù không còn đạt “đỉnh”, đã xuất hiện trên bầu trời đêm ở toàn thế giới, khiến những người quan sát thích thú.

Siêu trăng là hiện tượng thiên văn kỳ thú được nhiều người yêu thích quan sát.
Siêu trăng là hiện tượng thiên văn kỳ thú được nhiều người yêu thích quan sát.

Ngoài ra trong tháng 7, người yêu thiên văn còn được quan sát mưa sao băng kỳ thú. Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình và tại thời điểm cực đại có thể đạt tới 20 vệt mỗi giờ. Mưa sao băng Delta Aquarids được tạo ra từ các mảnh vụn mà sao chổi Marsden và Kracht để lại. Trận mưa sao băng này diễn ra hàng năm từ ngày 12/07 đến 23/08 và đạt cực đại vào đêm ngày 29/07, rạng sáng ngày 30/07.

Trong năm 2023, trăng non sẽ tạo điều kiện lý tưởng để chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lần này, đặc biệt là sau nửa đêm và tại những địa điểm tối. Sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bảo Bình, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời. Các chuyên gia lưu ý, xem dự báo thời tiết nếu có ý định quan sát siêu trăng hoặc mưa sao băng, nên chọn nơi ít ánh sáng đèn và ít bị ô nhiễm không khí. (T/H, SKDS)